15:33 EDT Chủ nhật, 12/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Gieo mạ khay và cấy lúa bằng máy: Vừa tiết kiệm, vừa hiệu quả

Thứ tư - 19/02/2014 21:17
"Tiết kiệm giống, ít tốn công sức, nhất là khóm lúa đều, thẳng hàng, thẳng lối, nhanh hơn nhiều so với cấy bằng tay. Người dân cũng không phải chịu cảnh đau lưng khi nhổ mạ cấy..." - Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Ngọc Tảo Phí Quý Hải cho biết trong buổi trình diễn cấy lúa xuân bằng máy, gieo mạ khay, lần đầu tiên được thí điểm trên đồng đất xã Ngọc Tảo, huyện Phúc Thọ.

Thực tế cho thấy, nếu so với phương pháp truyền thống, công nghệ gieo mạ bằng khay, mỗi sào giảm được 1/2 lượng giống, tiết kiệm 50-100 nghìn đồng công cày bừa làm đất...; còn cấy bằng máy, một máy cấy với 4 người làm thành thạo cấy 7 phút/sào, ruộng nhỏ thì 10 phút/sào, tính ra giảm được 25-30 công lao động/ha, chi phí cũng giảm khoảng 50-60 nghìn đồng/sào.
 
Cấy bằng máy khẳng định tính ưu việt trên đồng đất ngoại thành Hà Nội. Ảnh: Hoài Thu
Cấy bằng máy khẳng định tính ưu việt trên đồng đất ngoại thành Hà Nội. Ảnh: Hoài Thu

Theo Trưởng phòng Kinh tế huyện Phúc Thọ Phùng Anh Tuấn, vụ xuân 2014, huyện triển khai thí điểm mô hình mạ khay, máy cấy với diện tích 60ha tại 4 xã. Riêng Ngọc Tảo làm điểm 30ha. Các xã còn lại (Võng Xuyên, Phụng Thượng, Hát Môn) mỗi xã 10ha. Để thực hiện mô hình này, huyện đã hỗ trợ gần 1 tỷ đồng cho các địa phương mua máy cấy, khay gieo mạ, giá thể và khâu làm mạ, tập huấn kỹ thuật. Lợi nhuận bình quân của lúa cấy bằng máy cao hơn cấy lúa truyền thống 6-7 triệu đồng/ha...

Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội Ngô Đình Giang cho biết, để khuyến khích các hộ đưa cơ giới hóa vào sản xuất, ngoài chính sách chung của thành phố, tùy vào điều kiện của từng địa phương có cơ chế hỗ trợ người dân mua máy làm đất, gieo cấy, tưới nước, bảo vệ thực vật, thu hoạch... Đến nay, toàn thành phố có khoảng 8.900 máy các loại để thực hiện cơ giới hóa trên 4 loại cây trồng như lúa, rau, hoa, cây ăn quả. Tỷ lệ cơ giới hóa làm đất khoảng 80-85% diện tích cây trồng, riêng tỷ lệ cơ giới hóa gieo mạ bằng khay, cấy bằng máy chỉ đạt 1,5-2% diện tích. Sở dĩ tỷ lệ gieo mạ khay, cấy bằng máy thấp là do nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của cơ giới hóa nông nghiệp còn hạn chế. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn chưa đáp ứng yêu cầu cơ giới hóa hoặc những khu sản xuất tập trung, chuyên canh theo hướng hàng hóa chưa nhiều, khó đưa cơ giới hóa vào sản xuất. Công tác truyền thông, phổ biến, nhân rộng các mô hình cơ giới hóa nông nghiệp còn hạn chế, chưa tạo thành phong trào rộng rãi trong nông thôn, có nơi triển khai cơ giới hóa mang nặng tính tự phát. Theo ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Trưởng phòng Kinh tế huyện Thạch Thất, trên địa bàn huyện có hộ gia đình sẵn sàng bỏ ra hàng trăm triệu đồng cho chi phí tiêu dùng, nhưng lại chưa đầu tư mua sắm máy cấy, khay gieo mạ. Từ thực tế địa phương, ông Hoàng Mạnh Phú, Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ cho rằng, mô hình gieo mạ khay, cấy bằng máy vừa tiết kiệm, hiệu quả, cần được nhân rộng. Bởi đây là cú hích mạnh mẽ nhằm giải quyết lao động trong bối cảnh một bộ phận nông dân thường xuyên đi làm ăn xa, một số chuyển sang làm nghề mới. Việc giảm chi phí sản xuất còn tạo tiền đề cho địa phương xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, cánh đồng mẫu lớn... 

Tuy nhiên, quá trình triển khai gieo mạ khay, cấy bằng máy vẫn còn gặp một số trở ngại. Đó là, các địa phương mới hoàn thành công tác dồn điền, đổi thửa, ruộng đồng chưa bằng phẳng, quá trình cấy bằng máy vẫn bị bỏ luống, bỏ hàng. Trong khâu làm mạ, nông dân chưa nắm chắc kỹ thuật, mạ phát triển không đồng đều... Để nhân rộng mô hình này, cùng với khắc phục những hạn chế nêu trên, các địa phương cần hỗ trợ tích cực về vốn mua máy cho người dân. Đồng thời củng cố, hỗ trợ nâng cao vai trò của các HTX, tổ dịch vụ trong quản lý, điều hành cung ứng dịch vụ; xây dựng các mô hình trình diễn, tạo điều kiện cho nhân dân tiếp cận tham quan học tập mô hình hay, cách làm hiệu quả...
Thúy Nga
Nguồn hanoimoi.com.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 193

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 192


Hôm nayHôm nay : 60711

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 615562

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60937519