09:33 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hà Nội chi hơn 1.000 tỷ đồng hỗ trợ bệnh dịch tả lợn châu Phi

Thứ sáu - 12/07/2019 23:05
Đó là thông tin được lãnh đạo Thành ủy Hà Nội đưa ra tại hội nghị giao ban quý II với nội dung chính: Đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm và triển khai phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2019 vào sáng nay 12/7 tại Hà Nội.

ha noi chi hon 1.000 ty dong ho tro benh dich ta lon chau phi hinh anh 1

 Nhiều nông hộ đã "trắng tay" sau "bão" dịch tả lợn châu Phi.

Báo cáo tại hội nghị, ông Chu Phú Mỹ - Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội cho biết, Hà Nội đã hoàn thành kế hoạch sản xuất vụ xuân và đang tập trung triển khai sản xuất vụ mùa. Đối với dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, ngoài bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP), các dịch bệnh khác cơ bản được kiểm soát. 

Theo ông Mỹ, tính đến 9/7, bệnh dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 27.689 hộ chăn nuôi (chiếm 34,3% tổng số hộ, cơ sở chăn nuôi), làm mắc bệnh và tiêu hủy 481.649 con lợn (chiếm 25,7% tổng đàn). Hà Nội đã cấp bổ sung 223 tấn hóa chất và 7.507 tấn vôi bột để khử trùng, tiêu độc ổ bệnh; đến nay, có 68 xã, phường thuộc 17 quận, huyện dịch bệnh đã qua 30 ngày không phát sinh. 

Ông Mỹ cho biết thêm, nhìn chung công tác phòng, chống bệnh DTLCP đã được Thành ủy, UBND thành phố đặc biệt quan tâm, chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương tập trung triển khai nhiều giải pháp phòng, chống ngay từ khi có thông tin về dịch bệnh đến nay. Các ổ dịch được giám sát, phát hiện kịp thời, khoanh vùng và xử lý dứt điểm; số lợn tại hộ có dịch cơ bản được tiêu hủy kịp thời...

 ha noi chi hon 1.000 ty dong ho tro benh dich ta lon chau phi hinh anh 2

Khu tiêu hủy 5.000 con lợn bị nhiễm dịch tả lợn châu Phi tại của 1 trang trại lớn ở xã Việt Long, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

Để công tác phòng, chống DTLCP đạt hiệu quả cao hơn, ông Mỹ cho hay: Sở NNPTNT Hà Nội yêu cầu các quận, huyện, thị xã, các địa phương tập trung tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ bệnh dịch đến từng hộ chăn nuôi; phát hiện và xử lý sớm, triệt để ngay từ đầu, hướng dẫn triển khai đồng bộ các giải pháp phòng chống, xử lý bệnh theo quy định. 

Bên cạnh đó, các quận, huyện cũng phối hợp các sở, ngành, đơn vị liên quan tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát các lò giết mổ, buôn bán, kinh doanh, vận chuyển gia súc, sản phẩm gia súc trên địa bàn. Tiếp tục duy trì hoạt động các chốt kiểm dịch động vật tại các đầu mối giao thông ra vào thành phố. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo đúng quy định pháp luật.

Cùng với đó, các đơn vị cần cập nhật thường xuyên thông tin về tình hình dịch bệnh để các cơ quan, người dân nắm bắt tình hình, không chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch bệnh; hướng dẫn triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống DTLCP và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác (dại, cúm gia cầm, tai xanh, lở mồm long móng…) theo quy định.

 ha noi chi hon 1.000 ty dong ho tro benh dich ta lon chau phi hinh anh 3

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng phát biểu tại hội nghị ở Hà Nội.

Kết luận hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng nhận xét, 6 tháng đầu năm 2019, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố gặp nhiều khó khăn. Thành phố đã phải chi hơn 1.000 tỷ đồng cho công tác hỗ trợ bệnh Dịch tả lợn châu Phi, chưa kể thiệt hại của người chăn nuôi và công sức của lực lượng tham gia công tác phòng, chống dịch bệnh.

"Tuy nhiên, với sự vào cuộc quyết liệt từ thành phố đến cơ sở, đặc biệt là sự tham gia tích cực của nhân dân, Chương trình 02 đã đạt được những kết quả tích cực", Phó Bí thư Thường trực Thành ủy khẳng định.

Đơn cử như trong xây dựng nông thôn mới, nhiều địa phương đã có cách làm hay như: Phát triển nông thôn mới gắn với tiêu chí trở thành quận ở huyện Đông Anh; đưa nước sạch về nông thôn ở các huyện: Quốc Oai, Thạch Thất; đường có hoa, nhà có số, phố có tên... ở huyện Đan Phượng. Hay trong nông nghiệp, Hà Nội đã có 133 mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao; 134 mô hình liên kết trong sản xuất...

Trong 6 tháng cuối năm, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng yêu cầu các địa phương tập trung quyết liệt các nhiệm vụ: Tiếp tục chỉ đạo, làm tốt công tác phòng chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi; đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng tái cơ cấu ngành; tiếp tục duy trì và phát triển các chuỗi liên kết sản xuất, xây dựng nhãn hiệu hàng nông sản...

"Sắp tới Hà Nội sẽ hoàn thiện hồ sơ trình Trung ương công nhận hai huyện: Gia Lâm, Quốc Oai đạt chuẩn nông thôn mới năm 2018; chỉ đạo thị xã Sơn Tây, các huyện: Phúc Thọ, Thạch Thất hoàn thành nhiệm vụ và đạt chuẩn nông thôn mới năm 2019. Thành phố phấn đấu năm 2019 tăng thêm 30 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 20 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao", Phó Bí thư Thường trực Thành ủy nhấn mạnh .

Không vội tái đàn

Ông Nguyễn Ngọc Sơn - Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội cho rằng, DTLCP đã bùng phát trên thế giới 100 năm nay nhưng chưa có nước nào sản xuất thành công vaccine phòng bệnh và chưa có thuốc đặc trị. 

"Do đó, người chăn nuôi không nên nóng vội, cần xem xét kỹ trước khi tái đàn. Theo ông Sơn, nếu tái đàn, cần phải đảm bảo theo đúng quy định. Đối với các hộ chăn nuôi nằm trong vùng xảy ra DTLCP, sau 30 ngày không phát sinh bệnh dịch mới được tái đàn", ông Sơn nói. 

Theo ông Sơn, các hộ chăn nuôi khi tái đàn phải bảo đảm con giống có nguồn gốc rõ ràng, từ cơ sở an toàn dịch bệnh hoặc được giám sát định kỳ theo quy định. Lợn vận chuyển từ các tỉnh khác vào thành phố phải có giấy chứng nhận kiểm dịch...

Nên tái đàn từ từ để kiểm tra tình hình trước, không nên làm ồ ạt. Trước khi tái đàn phải khai báo với chính quyền, thú y địa phương và được chính quyền địa phương cho phép. 

"Nếu bà con không khai báo, khi xảy ra DTLCP sẽ không được nhận hỗ trợ và bị xử lý vi phạm. Trong quá trình chăn nuôi, cần áp dụng biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học; hạn chế người chăn nuôi ra vào vùng dịch, không đến các khu tiêu hủy lợn bệnh...", ông Sơn khẳng định.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 199

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 197


Hôm nayHôm nay : 47966

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 998995

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72681704