22:22 EST Thứ hai, 18/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hà Tĩnh có nhiều cách làm sáng tạo trong xử lý nước thải, rác thải

Thứ bảy - 04/05/2019 04:27
Đó là nhận xét của Chánh Văn phòng điều phối NTM Trung ương Nguyễn Minh Tiến cùng đoàn công tác khi đi khảo sát, tìm hiểu thực tế xử lý rải thải, nước thải hộ gia đình tại một số địa phương tại Hà Tĩnh trong ngày 03/05/2019.
Theo ước tính, mỗi ngày, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh khoảng 647 tấn. Toàn tỉnh hiện có 211 đơn vị thu gom, vận chuyển rác thải, tỷ lệ thu gom rác thải năm 2017 ở khu vực nông thôn đạt 70%, khu vực thành thị đạt 90%. Hà Tĩnh có 10 bãi rác, 6 lò đốt và 2 nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt đang hoạt động, với công suất thiết kế 700 tấn/ngày đêm. Trên thực tế, các nhà máy mới chỉ xử lý được khoảng 220 tấn/ngày đêm.
 
rac.jpg
Sau khi phân loại rác tại nguồn, lượng rác thu gom còn ít, giảm chi phí xử lý.
Từ thực tế trên, Văn phòng Điều phối thực hiện Chương trình MTQG XDNTM và Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Hà Tĩnh đã phối hợp triển khai thí điểm mô hình thu gom, xử lý rác thải, nước  thải đầu nguồn tại một số địa phương.
 
rt6.jpg
Rác được phân loại đầu nguồn

Theo đó, rác thải được phân loại thành rác tái chế, rác khó phân hủy và dễ phân hủy. Riêng rác thải hữu cơ được ủ làm phân bón tại vườn và ruộng, nước thải được xử lý chế phẩm sinh học, áp dụng công nghệ đơn giản, tiết kiệm được chi phí, đơn giản, dễ thực hiện phù hợp với điều kiện người dân nông thôn,

Các mô hình xử lý chất thải, nước thải ở các địa phương chủ yếu xử lý theo từng hộ gia đình. Văn phòng điều phối xây dựng NTM tỉnh Hà Tĩnh đang nghiên cứu mô hình xử lý theo cụm gia đình nhằm tiết kiệm chi phí.

nm8.jpg

Đoàn đến khảo sát mô hình xử lý nước thải tại xã Thạch Lâm, huyện Thạch Hà.

rt5.jpg

Mô hình xử lý nước thải tại xã Thạch Điền, huyện Thạch Hà.

Sau thời gian triển khai ở một số địa phương, bước đầu mô hình đã có hiệu quả nhất định, không những đã khắc phục triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường nông thôn, mà còn mang lại nguồn lợi từ nguồn phân bón vi sinh để cải tạo đất nông nghiệp, biến các vùng nông thôn trở thành khu dân cư xanh, những miền quê đáng sống.

Tại các điểm khảo sát, Chánh Văn phòng điều phối NTM Trung ương Nguyễn Minh Tiến ghi nhận, trong khi ở nhiều địa phương, việc giải quyết vấn đề rác thải nông thôn đang gặp lúng túng thì ở Hà Tĩnh bước đầu đã có hướng đi mới, cách làm sáng tạo, hiệu quả trong việc xử lý rác thải, nước thải.

rt2.jpg
Cơ sở sản xuất bể xử lý chất thải trên địa bàn huyện Thạch Hà.

Qua khảo sát đánh giá lần này của Ban chỉ đạo NTM Trung ương và đoàn, mục tiêu chính là để tham mưu cho việc xây dựng hoạch định, chiến lược của giai đoạn mới. Sau khi tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2020, phải nâng tầm, nâng cấp giải quyết vấn đề rất quan trọng mà nhiều địa phương đang lúng túng, đó là vấn đề môi trường, trong đó có rác thải, nước thải; định hướng chiều sâu giai đoạn thời gian tới. Nếu mô hình này ở Hà Tĩnh thành công sẽ nghiên cứu, đề xuất, tham mưu đưa vào 1 nội dung tiêu chí quốc gia, đồng thời ban hành chính sách nhân rộng và thực hiện.

Chánh văn phòng điều phối NTM Trung ương cũng đề nghị Hà Tĩnh tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện đề án, để trên cơ sở đó, Ban chỉ đạo Trung ương sẽ có những tham gia đóng góp, hỗ trợ giúp Hà Tĩnh hoàn thiện đề án.

Trước đó, đoàn đến kiểm tra, khảo sát trực tiếp một số mô hình sản xuất tham gia chương trình mỗi xã phường một sản phẩm (OCOP) tại huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh).

rac2.jpg
Đoàn thăm mô hình sản xuất nước mắm bằng năng lượng mặt trời tại HTX Phú Khương (xã Kỳ Xuân).
nm.jpg

Nước mắm Phú Khương của HTX Phú Khương, xã Kỳ Xuân là 1 trong 6 sản phẩm điểm đầu tiên tham gia chương trình OCOP của Hà Tĩnh.

nm2.jpg

Nhờ công nghệ, thời gian sản xuất nước mắm được rút ngắn, chất lượng được nâng lên.

Đối với sản xuất nước mắm, đoàn đánh giá cao khi các mô hình đã có ứng dụng KH&CN vào sản xuất, sản phẩm có chất lượng cao, bước đầu phát huy giá trị kinh tế, khai thác tiềm năng, lợi thế địa phương.

mam.jpg
nm4.jpg
Đoàn kiểm tra mô hình sản xuất nước mắm tại HTX Trung Khang xã Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh.
nm9.jpg
Hà Tĩnh cần quan tâm hỗ trợ các đơn vị thiết kế, in ấn nhãn mác, bao bì để có thể thu hút khách hàng hơn.

Tuy nhiên, đoàn cũng lưu ý, bên cạnh giám sát chất lượng các sản phẩm trong chương trình OCOP, Hà Tĩnh cần quan tâm hỗ trợ các đơn vị thiết kế, in ấn nhãn mác, bao bì để có thể thu hút khách hàng hơn. Đồng thời lưu ý vị trí dán tem; thông tin truy xuất nguồn gốc cũng cần thể hiện chất lượng, giá trị sản phẩm …

 

Theo Trà Giang/kinhtenongthon.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 266

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 261


Hôm nayHôm nay : 52541

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 787419

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71014734