15:43 EST Thứ năm, 26/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hạn mặn lên đỉnh, Bộ NN&PTNT cảnh báo chưa xuống giống vụ hè thu

Thứ hai - 02/03/2020 08:46
Bộ NN&PTNT vừa cho biết, dự báo đợt xâm nhập mặn từ ngày 7-15/3/2020 có khả năng ở mức cao nhất từ đầu mùa khô, phạm vi ảnh hưởng sâu nhất có thể tới 110km, nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các vùng sản xuất cây ăn trái và gây thiếu nước sinh hoạt cho người dân.

han man len dinh, bo nn&ptnt canh bao chua xuong giong vu he thu hinh anh 1

Tại Cần Thơ, hướng xâm nhập mặn vào thành phố này chủ yếu theo từ sông Hậu và do thủy triều đẩy mặn từ biển vào. Ảnh: Huỳnh Xây

Theo cơ quan nghiên cứu khoa học của Bộ NN&PTNT, dự báo diễn biến xâm nhập mặn ở khu vực ĐBSCL trong tháng 3/2020 như sau: Từ ngày 29/2-6/3/2020, xâm nhập mặn giảm theo kỳ triều xuống, nước ngọt có khả năng xuất hiện ở các cửa sông Cửu Long cách biển từ 45-55 km trở lên tại thời điểm triều thấp (chân triều).

Từ ngày 7-15/3/2020, xâm nhập mặn tăng cao theo kỳ triều cường giữa tháng 2 Âm lịch.

Đáng lưu ý là đợt xâm nhập mặn từ ngày 7-15/3/2020 có khả năng ở mức cao nhất từ đầu mùa khô và đến cuối tháng 3/2020, xâm nhập mặn có thể vẫn ở mức cao, nhưng thấp hơn so với đợt xâm nhập mặn giữa tháng.

Phạm vi ảnh hưởng của ranh mặn 4 g/l như sau: Sông Vàm Cỏ (Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây): Phạm vi ảnh hưởng sâu nhất từ 100-110 km, sâu hơn trung bình nhiều năm (TBNN) lớn nhất từ 25-32 km, sâu hơn cùng kỳ năm 2016 từ 3-5 km, thấp hơn 15-16 km so với mức sâu nhất năm 2016, sâu hơn ngày 12/2/2020 từ 6-13 km.

Ở sông cửa Tiểu, cửa Đại, phạm vi ảnh hưởng sâu nhất khoảng 60km, sâu hơn TBNN lớn nhất 22km, sâu hơn cùng kỳ năm 2016 khoảng 5km, sâu hơn khoảng 8-10 km so với mức sâu nhất năm 2016, sâu hơn ngày 12/2/2020 khoảng 5 km.

 han man len dinh, bo nn&ptnt canh bao chua xuong giong vu he thu hinh anh 2

Cống điều nước ở tỉnh Sóc Trăng phải đóng từ rất sớm để ngăn nước mặn tràn vào nội đồng (Ảnh: Huỳnh Xây)

Trên sông Hàm Luông, phạm vi ảnh hưởng sâu nhất khoảng 78 km, sâu hơn TBNN lớn nhất 35 km, sâu hơn cùng kỳ năm 2016 khoảng 5 km, sâu hơn khoảng 5 km so với mức sâu nhất năm 2016, sâu hơn ngày 12/2/2020 khoảng 4 km.

Trên sông Cổ Chiên, phạm vi ảnh hưởng sâu nhất khoảng 70 km, sâu hơn TBNN lớn nhất 26 km, sâu hơn cùng kỳ năm 2016 khoảng 6 km, sâu hơn khoảng 5 km so với mức sâu nhất năm 2016, sâu hơn ngày 12/2/2020 khoảng 4 km. Còn trên sông Hậu (Cửa Định An, Trần Đề), phạm vi ảnh hưởng sâu nhất khoảng 70 km, sâu hơn TBNN lớn nhất 29 km, sâu hơn cùng kỳ năm 2016 khoảng 6 km, sâu hơn 6 km so với mức sâu nhất năm 2016, sâu hơn ngày 12/2/2020 khoảng 5 km.

Đợt xâm nhập mặn này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến các vùng canh tác cây ăn trái và nước sinh hoạt của người dân.

 han man len dinh, bo nn&ptnt canh bao chua xuong giong vu he thu hinh anh 3

Vùng ĐBSCL đã có khoảng 29.700 ha (lúa mùa 16.000 ha, lúa đông xuân 13.700 ha) bị thiệt hại do hạn mặn, bằng 7,3% so với tổng thiệt hại năm 2015-2016. Ảnh: I.T

Để giảm thiểu thiệt hại do xâm nhập mặn gây ra, Bộ NN&PTNT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tăng cường thực hiện Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 22/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

Tổ chức giám sát chặt chẽ độ mặn tại các cửa lấy nước, vận hành đóng các cửa cống và công trình thủy lợi khi độ mặn vượt mức cho phép, đảm bảo mặn không xâm nhập sâu vào nội đồng. Tranh thủ tích trữ nước ngọt trong thời gian mặn xuống thấp để cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và dân sinh trong thời gian xâm nhập mặn lên cao.

Bộ NN&PTNT lưu ý chưa tổ chức xuống giống lúa vụ Hè Thu ở những vùng có khả năng ảnh hưởng của xâm nhập mặn.

Thường xuyên báo cáo tình hình ảnh hưởng của xâm nhập mặn về bộ phận thường trực của Tổ công tác tiền phương phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn mùa khô năm 2019-2020 của Bộ NN&PTNT (Tổ công tác tiền phương) để tổng hợp báo cáo lãnh đạo Bộ.

Theo Bộ NN&PTNT, đến nay, vùng ĐBSCL có trên 1.510.000 ha diện tích lúa đã xuống giống, trong đó bị thiệt hại do mặn xâm nhập khoảng 29.700 ha (lúa mùa 16.000 ha, lúa đông xuân 13.700 ha). Còn số thiệt hại chỉ bằng 7,3% so tổng cộng thiệt hại năm 2015-2016 (tổng diện tích lúa thiệt hại trong mùa khô năm 2015-2016 là 405.000 ha). Riêng về cây ăn quả chưa bị thiệt hại do ảnh hưởng của xâm nhập mặn.

Theo Thiên Hương/danviet.vn
http://danviet.vn/nha-nong/han-man-len-dinh-bo-nnptnt-canh-bao-chua-xuong-giong-vu-he-thu-1063923.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 90


Hôm nayHôm nay : 50019

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1168006

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72850715