04:29 EST Thứ bảy, 04/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Heo dùng “thần dược”: Mình "to như voi", chân "bé như kiến"

Thứ sáu - 24/07/2015 21:52
Bằng “trực giác” nghề nghiệp, ông này khẳng định nhìn bầy heo con nào con nấy “mình to như voi”, nhưng chân “bé như kiến” nên chắc chắn có sử dụng thuốc tăng trọng. Đợi thêm vài chục phút, khi bầy heo được mổ thịt, ông kiểm tra bộ gan con nào cũng có màu đen sì. Đây đích thị là triệu chứng sử dụng thuốc tăng trọng Clenbuterol quá liều.

Nông dân làm ra sản phẩm để bán nhưng họ lại không dám ăn. Đã từ lâu, người tiêu dùng mỗi khi cho thứ gì vào miệng lại phải cảnh giác xem nó có gây hại cho sức khoẻ không. Đây là thực trạng phổ biến của một nền nông nghiệp đang sử dụng bừa bãi các loại thuốc độc hại.

Heo dùng “thần dược”: Mình 'to như voi', chân 'bé như kiến' - 1

Thị trường đang lưu hành vô số thương hiệu thuốc thú y, nhẩm tính sẽ không xuể, nhưng không chủ trại nào lại không biết đến loại thuốc tăng trọng, được ví như thần dược: Clenbuterol.

Một chủ trại ở Bến Cát (Bình Dương) kể gia đình ông thường bán heo cho một lò mổ ở gần nhà. Nghe đâu lò này chuyên cung cấp thịt về TP.HCM. Một hôm ông ghé vào lò, ra khu nhốt heo thì phát hiện khoảng mười con heo trọng lượng trên 140 – 150kg vừa được chở đến từ Đồng Nai nằm sóng soài ra chuồng. Bằng “trực giác” nghề nghiệp, ông này khẳng định nhìn bầy heo con nào con nấy “mình to như voi”, nhưng chân “bé như kiến” nên chắc chắn có sử dụng thuốc tăng trọng. Đợi thêm vài chục phút, khi bầy heo được mổ thịt, ông kiểm tra bộ gan con nào cũng có màu đen sì. Đây đích thị là triệu chứng sử dụng thuốc tăng trọng Clenbuterol quá liều.

Kể xong câu chuyện, ông nói: “Thú thực, tui làm nghề nuôi heo ngót 20 năm nay nhưng chưa bao giờ tui ra ngoài chợ mua thịt heo về ăn. Nhiều khi mấy đứa nhỏ muốn ăn thịt heo thì tui bắt ở trại của nhà một con đem đến lò mổ nhờ họ làm rồi bỏ vào tủ lạnh ăn dần”.

Một chủ trại khác bình luận: “Chuyện đó có gì mới đâu. Từ lúc nuôi heo đến giờ tui cũng hổng dám ăn… heo chợ!”

Đã từ lâu giới chăn nuôi heo xem Clenbuterol là “giải pháp” tăng năng suất. Các chủ trại còn bị cánh thương lái thúc ép xài Clenbuterol, bởi con heo thuốc Clenbuterol thường cho tỷ lệ nạc cao hơn 30 – 40%, mang đến lợi nhuận hấp dẫn. Từ khi chúng đạt trọng lượng khoảng 70 – 80kg. “Cho ăn trong vòng một tháng con heo có thể tăng lên 30 – 40kg”, một chủ trại heo tiết lộ.

Năm 2014, Việt Nam nhập 654 triệu đôla thuốc thú y và các chất phụ gia chăn nuôi, tăng 20% so với năm 2013. Đó là chưa kể hàng trăm triệu đôla chi lén lút để nhập khẩu các loại thuốc cấm, như Clenbuterol chẳng hạn.

Bằng mắt thường, người tiêu dùng không thể nhận biết miếng thịt heo nào còn tồn dư thuốc tăng trọng, miếng nào không. Chỉ khi đưa vào các phòng kiểm tra hiện đại, tồn dư Clenbuterol trong thịt mới được phát hiện. Ông Phan Xuân Thảo, chi cục trưởng chi cục Thú y TP.HCM cho biết, nửa đầu năm 2015, cơ quan này phát hiện khá nhiều mẫu thịt còn tồn dư thuốc tăng trọng, được nuôi ở Tiền Giang và Đồng Nai.

Hàng năm, cơ quan thú y TP.HCM đều tổ chức các đợt lấy mẫu kiểm tra tồn dư chất độc trong thực phẩm, nhất là trên thịt heo và gia cầm. Một nguồn tin cho biết, qua các đợt kiểm tra, lần nào họ cũng phát hiện tồn dư chất cấm nhưng rất tiếc, cơ quan này chưa bao giờ công bố kết quả vì cho rằng sẽ tác động đến thị trường, đến tình hình chăn nuôi nói chung. Như vậy, với thực trạng sử dụng thuốc bừa bãi như hiện nay, không ai dám chắc hơn 10.000 con heo, 700 con trâu bò, gần nửa triệu con gia cầm, 5 triệu quả trứng tiêu thụ mỗi ngày ở thành phố được kiểm soát tốt.

Chưa hết, mới đây, từ thông tin có hàng chục container trứng cút của một doanh nghiệp ở Tiền Giang xuất khẩu sang Nhật Bản cũng bị trả về vì phát hiện tồn dư kháng sinh.

Ngay cả trứng vịt muối, trong khi người tiêu dùng vẫn sử dụng hàng ngày thì khi đem đi xuất khẩu sang Singapore cũng bị họ phát hiện tồn dư chất sudan 4. Ông Trương Hữu Nghi, đại diện doanh nghiệp tư nhân Vĩnh Nghiệp (Vĩnh Long), thừa nhận từ năm 2008, Singapore đã phát hiện trong các lô hàng trứng muối nhập khẩu từ Việt Nam có tồn dư chất sudan 4. Đây là chất tác dụng tạo lòng đỏ trứng vịt có màu sắc đậm hơn, nhưng lại có nguy cơ gây ung thư và đã bị cấm sử dụng. Từ đó đến nay, năm nào cũng có thêm nhiều lô trứng muối của Việt Nam bị trả về do chứa chất này. Trong cuộc họp gần đây, ông Nghi đã thật thà “khai” với bộ trưởng bộ Nông nghiệp, rằng “sau khi có lô hàng bị phía bạn phát hiện chất sudan, doanh nghiệp đưa về rồi đập lấy lòng đỏ bán cho các lò bánh”. Chính ông Cao Đức Phát, bộ trưởng bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng phải “té ngửa” trước câu trả lời này.

Ông Đàm Văn Hoạt, tổng giám đốc công ty SX-TM Trại Việt (Vietfarm), cho biết công ty nhận được khá nhiều đề nghị cung cấp trứng cút, trứng muối của các đối tác Nhật, Hong Kong, Singapore nhưng không dám thực hiện vì cảm thấy “nguồn trứng thu gom của dân không đảm bảo an toàn”. Môi trường chăn nuôi cộng với chất lượng con giống quá tệ là nguyên nhân khiến người chăn nuôi đang phải dựa vào kháng sinh và các chất cấm để cải thiện tình hình. Bởi vậy nên, con gà, con cút đẻ trứng từ lúc mở mắt ra là phải chích kháng sinh phòng ngừa các loại dịch bệnh. “Cũng có một số khách hàng ở Nhật đề nghị liên kết nuôi cút đẻ trứng tại Việt Nam, sau đó mỗi tháng họ lấy 10 container. Tôi nghĩ hướng này mới có thể khả thi, chứ nếu mua gom từ các trang trại sẽ rủi ro tồn dư kháng sinh là rất lớn”, ông Hoạt nói.

Theo danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 211


Hôm nayHôm nay : 23149

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 95278

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73142249