12:14 EST Thứ ba, 24/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hiệu quả sản xuất cánh đồng mẫu lớn

Thứ tư - 23/01/2013 01:44
ĐBSCL là vùng trồng lúa quan trọng nhất cả nước. Mặc dù năng suất và sản lượng lúa gia tăng, nhưng cuộc sống của người nông dân vẫn chưa được cải thiện đáng kể. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người trồng lúa.

 

Đồng bằng có nhiều vùng đất khác nhau và trong mỗi tiểu vùng, nông dân phải đối mặt với nhiều khó khăn trong SX hàng vụ, hàng năm. Mùa mưa, những vùng trũng lúa bị ngập úng, nhiều trà lúa non bị chết do nước chụp. Giai đoạn thu hoạch, nhiều cánh đồng lúa chín bị chìm trong nước lũ. Vào mùa nắng, nước mặn xâm nhập ngày càng sâu vào trong nội đồng gây nên hiện tượng thiếu nước ngọt vào cuối vụ ĐX ngày càng phổ biến. Cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi chưa tương xứng với tiềm năng phát triển nông nghiệp. 

Dịch hại vẫn là mối đe dọa thường xuyên trên đồng ruộng, đặc biệt độc canh cây lúa vẫn còn phổ biến và lúc nào trên đồng ruộng nơi này hoặc nơi khác đều có lúa sinh trưởng phát triển. Công nghệ thu hoạch và sau thu hoạch chưa hoàn thiện đồng bộ. Điều kiện phơi sấy chưa đảm bảo nên nông dân gặp nhiều khó khăn khi thu hoạch lúa HT và TĐ sớm trong mùa mưa.

Đặc biệt việc tiêu thụ lúa hàng hóa sau khi thu hoạch lại hoàn toàn tùy thuộc vào sự biến động giá cả của thị trường. Nông dân là người làm ra sản phẩm hạt lúa hạt gạo nhưng không có quyền quyết định giá bán sản phẩm do chính mình làm ra và họ là những người được hưởng lợi thấp nhất trong phần giá trị của hạt gạo.

Chiến lược phát triển theo chuỗi giá trị

Xuất phát từ mục tiêu hướng về nông dân, mong muốn góp phẩn giải quyết những khó khăn của nông dân trong tiêu thụ nông sản hàng hóa, Cty CP BVTV An Giang (AGPPS) đã mở ra một ngành hoạt động mới là “đầu tư thu mua và chế biến lúa gạo”.

AGPPS thành lập vào năm 1993. Qua thời gian, Cty đã dần mở rộng hoạt động SXKD từ cung ứng giống, thuốc BVTV, phân bón, chuyển giao trực tiếp qui trình canh tác cho bà con nông dân thông qua lực lượng thanh niên “Bạn nhà nông - FF” đến việc thu mua, chế biến và tiêu thụ lúa gạo.

Toàn bộ hoạt động trên được triển khai trên nền tảng của chương trình hướng về nông dân bao gồm ba hợp phần chính: Cùng nông dân ra đồng, cùng nông dân chăm sóc sức khỏe và cùng nông dân vui chơi giải trí. Trong chiến lược phát triển theo chuổi giá trị nông nghiệp của AGPPS, ba cột mốc quan trọng là: Sự ra đời của chương trình cùng nông dân ra đồng (2006), đầu tư, thu mua và chế biến lúa gạo (2010) và xây dựng Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp Định Thành (2012).

Từ quý III/2010, AGPPS chính thức triển khai chương trình “Đầu tư, thu mua và chế biến lúa gạo” với mô hình đầu tiên được thực hiện tại xã Vĩnh Bình, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang, hay còn gọi là cánh đồng mẫu lớn (CĐML). Theo đó Cty thực hiện chuỗi giá trị SX lúa gạo khép kín từ khâu xây dựng vùng nguyên liệu, ký hơp đồng bao tiêu lúa tươi với bà con nông dân, lực lượng FF trực tiếp hướng dẫn quy trình kỹ thuật, cung ứng giống, thuốc, phân bón với lãi suất 0% suốt vụ, nông dân được hổ trợ miển phí các khoản bao bì, vận chuyển, sấy và thu mua theo giá thị trường. Nếu giá chưa ưng ý, bà con có thể gửi trong kho 30 ngày không tính phí lưu kho.

Với những sự hỗ trợ này, nông dân hợp đồng được hưởng lợi 65 đồng/kg lúa cho việc không tính lãi suất ngân hàng vật tư ứng trước, 100 đồng/kg lúa cho bốc xếp vận chuyển về nhà máy, 270 đồng/kg lúa cho sấy miễn phí và lưu kho 30 ngày. Tổng cộng người dân hợp tác được hưởng lợi 435 đồng/kg lúa SX ra. Hạt gạo làm ra có giá thành hạ, nhưng chất lượng cao hơn. Mỗi một giống lúa được thu hoạch riêng từ một vùng địa lý có địa chỉ cụ thể nên hạt gạo SX ra là sản phẩm của một giống lúa nhất định chứ không lẫn tạp và đảm bảo có thương hiệu.

Phát triển vùng nguyên liệu

CĐML đã được AGPPS thực hiện từ năm 2010 và liên tục phát triển từ những năm đó đến nay. Hạt lúa làm ra từ CĐML đều được Cty thu mua lúa tươi toàn bộ. Các giống lúa chất lượng cao được gieo trồng trong vùng nguyên liệu là: Jasmine 85, OM 4218, OM 5451, OM 6976, OM 7347.

Diện tích và số hộ nông dân tham gia trong cánh đồng mẫu lớn do AGPPS quản lý :

 

TT

Mùa vụ

Số hộ tham gia

Diện tích gieo trồng (ha)

1

Đông Xuân ( 2010-2011)

443

1.073

2

Hè Thu 2011

684

1.616

3

Thu Đông 2011

305

748

4

Đông Xuân ( 2011-2012)

2.622

7.056

5

Hè Thu 2012

3.299

9.470

6

Thu Đông 2012

1.403

3.284

Tổng diện tích gieo trồng trong 6 vụ lúa kể từ vụ ĐX (2010-2011) đến vụ TĐ 2012 là 23.247 ha, trong đó trồng nhiều nhất là vụ HT 2012 với 9.470 ha và 3.200 nông dân tham gia. Vụ ĐX 2012 - 2013 vùng nguyên liệu CĐML của AGPPS đã xuống giống được trên 18.000 ha để cung cấp lúa cho bốn nhà máy là Vĩnh Bình (An Giang ), Thoại Sơn (An Giang), Tân Hồng (Đồng Tháp) và Vĩnh Hưng (Long An) .

Hiệu quả kinh tế CĐML của AGPPS

Theo số liệu “Sổ tay ghi chép SX lúa” của 200 nông dân hợp đồng chọn ngẫu nhiên trong vùng nguyên liệu của AGPPS cho thấy hiệu quả kinh tế SX lúa qua 5 vụ tại CĐML vùng nguyên liệu của AGPPS như sau:

 

TT

Đề mục

ĐX(2010-2011)

HT(2011)

TĐ(2011)

ĐX(2011-2012)

HT(2012)

Trung bình

1

+Tổng chi (triệu đồng/ha)

18,14

17,42

19,14

21,53

18,72

18,99

1.1

-Giống

1,58

1,57

1,87

2,30

2,08

1,88

1.2

-Phân,thuốc

9,26

8,64

9,22

11,29

9,54

9,59

1.3

-Làm đất,bơm nước,chăm sóc,thu hoạch

7,07

7,24

8,05

7,93

7,10

7,48

2

+Tổng thu

51,40

38,10

44,70

50,90

32,71

43,56

3

+ Năng suất (T/ha)

8,02

6,02

6,00

7,56

6,01

6,72

4

+Giá bán (đ/kg)

6.336

6.330

7.468

6.733

5.441

6.460

5

+ Giá thành (đ/kg)

2.263

2.901

3.197

2.840

3.115

2.863

6

+Lợi nhuận (triệu đồng/ha)

33,18

20,68

25,56

31,16

13,99

24,91

7

+ Tỷ lệ lợi nhuận/tổng thu (%)

64,6

54,3

57,2

61,2

42,8

56,0

 

 

 

 

 

 

 

 

Số liệu trung bình qua 5 vụ SX lúa trên CĐML thuộc vùng nguyên liệu AGPPS từ vụ ĐX 2010-2011 đến HT 2012 cho thấy, năng suất lúa trung bình trong mùa mưa (HT, TĐ) chỉ bằng 77,2% năng suất lúa trong mùa nắng (ĐX). Tổng chi phí bình quân là 18,99 triệu đồng/ha, trong đó hạt giống chiếm 9,9%, phân thuốc    50,5% và tổng các chi phí dịch vụ (làm đất, bơm nước, chăm sóc, thu hoạch) chiếm 39,4%. Tổng thu đạt 43,56 triệu đồng/ha với năng suất lúa bình quân 6,72 tấn/ha và giá bán bình quân 6.460 đồng/kg. Giá thành 1 kg lúa 2.863 đồng, lợi nhuận bình quân đạt 24,91 triệu đồng /ha; tỷ lệ lợi nhuận trên tổng thu trung bình đạt 56%.

Theo nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 184

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 181


Hôm nayHôm nay : 53558

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1059855

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72742564