11:49 EST Chủ nhật, 24/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Học nghề bài bản, có của ăn của để

Thứ hai - 08/08/2016 21:46
Để giúp nông dân (ND) chủ động các khâu trong chăn nuôi, Hội ND xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) đã phối hợp Trung tâm Dạy nghề Thanh Xuân mở nhiều lớp tập huấn, dạy nghề chăn nuôi thú y cho bà con.

Học không bao giờ thừa

Là một trong những học viên nhiệt tình tham gia các lớp dạy nghề chăn nuôi thú y nhất xã Minh Phú, chị Lê Thị Quyên (xóm Phú Nghĩa) cho biết, nhiều năm trước, thu nhập của cả gia đình chị chỉ trông chờ vào vài sào lúa nên rất khó khăn. Xem tivi thấy nhiều hộ giàu lên nhờ làm trang trại chăn nuôi lợn gà, chị Quyên ham lắm. Năm 2011, tích cóp được ít tiền chị mua 200 con gà và 5 con lợn giống về nuôi.

“Không có tiền đầu tư làm trang trại lớn thì đành đi lên từ chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ vậy. Tuy nhiên do không có kiến thức, ngay lứa đầu chăn nuôi lợn gà tôi đã gặp thua lỗ nặng nề. Tiếc nhất là nuôi hơn 1 tháng, đàn gà đạt trọng lượng hơn 1kg bỗng nhiên lăn đùng ra chết hơn 70 con. Hoảng quá, tôi đào hố chôn hết cả gà chết lẫn gà sống”.

 hoc nghe bai ban, co cua an cua de hinh anh 1

Nhờ học nghề, chị Lê Thị Quyên đã thuần thục kỹ thuật chăn nuôi gà. ảnh: Thu Hà

Đào hố chôn 200 con gà mà ruột gan chị Quyên thắt lại, bởi bao nhiêu vốn liếng đầu tư, hy vọng vào đàn gà bỗng mất trắng. Gạt qua nỗi buồn, chị Quyên quyết gây dựng lại cơ nghiệp chăn nuôi. “Sai đâu sửa đấy. Đã nghèo mà thiếu kiến thức thì cái nghèo dai dẳng đeo bám suốt đời. Phải đi học thôi”- chị Quyên rắn rỏi nói.

"Những kiến thức học được từ các lớp dạy nghề rất thiết thực, gần gũi với thực tiễn chăn nuôi tại gia đình nên tôi rất háo hức tham gia. Mỗi lớp học, tôi lại biết thêm kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến, hiện đại. Với tôi học không bao giờ thừa”.

Chị Lê Thị Quyên

 

 

Tính đến nay, chị Quyên đã tham gia 2 lớp dạy nghề chăn nuôi thú y và hàng chục lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật chăn nuôi do Hội ND tổ chức . “Tôi tham gia lớp dạy nghề chăn nuôi thú y  vào tháng 11.2015. Trong 3 tháng học, được giảng viên “cầm tay chỉ việc” tôi đã thuần thục các khâu chăm sóc; tiêm phòng; nhận biết các bệnh thường gặp trên gà, lợn và cách điều trị. Nhất là tôi hiểu được nguồn gốc phát sinh bệnh dịch của đàn gà nên tôi đã chủ động phòng ngừa từ khâu chọn giống, cho ăn”.

Trước đó, chị Quyên cũng đã tham gia lớp dạy nghề chăn nuôi lợn và đến nay, mọi khâu chăm sóc, tiêm phòng và chữa trị cho đàn lợn, gà chị Quyên đều tự tay làm. Chắc kiến thức nên việc chăn nuôi hiệu quả rõ rệt. Được biết, mỗi năm gia đình chị lãi hơn 200 triệu đồng từ xuất bán hơn 7.000 gà ta thả vườn và hàng trăm con lợn thịt.

Dạy cái ND cần

Trao đổi với phóng viên, bà Ngô Thị Tỉnh – Phó Chủ tịch Hội ND xã Minh Phú cho hay, không chỉ chị Quyên, nhiều ND khác cũng không biết áp dụng khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi nên năng suất chăn nuôi kém, lời lãi thấp. Hiểu được mong muốn của bà con, Hội ND xã Minh Phú thường xuyên phối hợp các ban ngành liên quan mở lớp dạy nghề chăn nuôi thú y. “Năm 2015, Hội ND xã đã phối hợp Trung tâm Dạy nghề Thanh Xuân mở 4 lớp dạy nghề chăn nuôi thú y cho 120 học viên là ND trên địa bàn. Hội ND đã lựa chọn đối tượng học viên là các chủ các trang trại, gia trại chăn nuôi, tạo điều kiện cho họ nắm vững kiến thức cơ bản trong chăn nuôi, áp dụng vào thực tiễn sản xuất, từ đó đem lại hiệu quả kinh tế cao”- bà Tỉnh chia sẻ.

Cũng theo bà Tỉnh, với phương châm “dạy những cái ND cần, không dạy những gì mình có”, “học đi đôi với hành”, các giáo viên luôn cố gắng truyền tải những kiến thức cơ bản, cần thiết nhất về chăn nuôi, thú y cho người dân. Trong quá trình học luôn chú trọng khâu thực hành, các học viên được trực tiếp đi tham quan, thực tập tại một số trang trại quy mô lớn để cùng trao đổi, học hỏi kinh nghiệm nên lớp học nào cũng thu hút đông đảo bà con tham gia.

Theo danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 229

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 227


Hôm nayHôm nay : 79295

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1137596

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71364911