12:26 EST Thứ bảy, 16/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hướng dẫn chăm sóc các cây trồng vụ Xuân 2016

Chủ nhật - 13/03/2016 23:45
Sản xuất vụ Xuân 2016 đến nay cơ bản đã kết thúc gieo trồng; các trà lúa đang giai đoạn bén rễ hồi xanh đến đẻ nhánh, cây lạc giai đoạn mọc mầm – 3 lá thật. Thời tiết thời gian tới dự báo ấm dần lên, có nắng, sương mù về đêm và sáng thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng phát triển, đồng thời là điều kiện để các đối tượng sâu bệnh phát sinh gây hại. Để tăng cường công tác chăm sóc và hạn chế thiệt hại do sâu bệnh gây ra, Chi cục Bảo vệ thực vật hướng dẫn một số biện pháp kỹ thuật như sau:

1.    Đối với cây lúa:
+ Đối với trà lúa đang giai đoạn đẻ nhánh: Kiểm tra cụ thể tình hình sinh trưởng của từng ruộng để hướng dẫn chăm sóc phù hợp, duy trì mực nước hợp lý 3-5cm trên ruộng; đối với những diện tích lúa sinh trưởng kém tiến hành bón bổ sung 1-2kg Urê/sào.
+ Trà lúa đang giai đoạn bén rễ hồi xanh (lúa cấy), 3 - 5 lá (lúa gieo): Tiến hành làm cỏ sục bùn, dặm tỉa đảm bảo mật độ kết hợp bón thúc đẻ nhánh theo đúng quy trình kỹ thuật từng giống; điều tiết mực nước trên ruộng 1-2cm. Những diện tích lúa sinh trưởng kém đặc biệt là lúa gieo cần sử dụng thêm phân bón qua lá hoặc các chất kích thích sinh trưởng để thúc đẩy đẻ nhánh sớm, tập trung.



Chăm sóc lúa vụ Xuân
 
Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, điều tra phát hiện kịp thời các đối tượng dịch hại như chuột, bệnh đạo ôn, ruồi đục nõn, bọ trĩ…Trong đó theo dõi chặt chẽ diễn biến của bệnh đạo ôn trên các giống nhiễm (Xi23, NX30, nếp 98, P6), trà Xuân trung gieo cấy ở những vùng đất cát pha, vùng có tập quán bón nhiều đạm ở giai đoạn đầu vụ, bọ trĩ trên các trà láu gieo. Tổ chức phòng trừ có hiệu quả khi sâu bệnh còn ở diện hẹp.
1.    Cây trồng cạn
- Cây lạc: Kiểm tra tỷ lệ mọc mầm để tiến hành dặm đảm bảo mật độ. Tiến hành bón thúc đợt 1 sớm khi cây lạc có 2-3 lá thật, đợt 2 khi cây lạc bắt đầu ra hóa, đợt 3 sau khi tắt hoa 5-7 ngày; lượng phân bón tùy vào quy trình của từng giống. Tập trung theo dõi một số đối tượng như sâu xám và nhóm bệnh héo rũ do nấm có khả năng gây hại lạc xuân từ giai đoạn nảy mầm đến cây con.
 

- Cây ngô, rau màu: Tập trung chăm sóc theo đúng quy trình của từng đối tượng cây trồng. Đối với trà ngô chú ý sâu đục thân, đục bắp, rệp cờ. sâu xám, sâu cắn nõn…; đối với các loại rau màu, tập trung phòng trừ các đối tượng sâu bệnh: bệnh phấn trắng, giả sương mai gây hại trên họ bầu bí, bệnh thán thư gây hại trên đậu đỗ, ớt…
Theo sonongnghiephatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 427

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 426


Hôm nayHôm nay : 48575

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 663617

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70890932