19:02 EST Thứ sáu, 22/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hướng dẫn kỷ thuật gieo cấy lúa vụ Hè Thu năm 2012

Thứ tư - 18/04/2012 09:57
Để giúp bà con nông dân chủ động trong việc gieo cấy lúa vụ Hè thu năm 2012, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn kỷ thuật gieo cấy lúa vụ Hè Thu năm 2012 như sau:

I. Hướng dẫn kỹ thuật làm mạ:

1. Giống:Sử dụng các giống có thời gian sinh trưởng dưới 100 ngày.
- Lúa lai: TH3-3.
- Lúa thuần: PC6, Vật tư-NA2, QR1.
2. Thời vụ bắc mạ - cấy:
Trà lúa Đông Xuân trổ từ 30/4 - 5/5 thu hoạch trước 5/6; bắc mạ 20 - 25/5, cấy trước 10/6.
Trà lúa Đông Xuân trổ từ 5/5 - 10/5 thu hoạch trước 10/6; bắc mạ từ 25/5 - 30/5, cấy trước 15/6.
Trà lúa Đông Xuân trổ từ 10/5 - 20/5 thu hoạch trước 15/6; bắc mạ từ 30/5 - 5/6, cấy trước 25/6.
Tuổi mạ 12 - 15 ngày.
3. Kỹ thuật làm mạ
a. Chọn đất và làm đất gieo mạ:
Chọn loại đất có thành phần cơ giới nhẹ, đất cát pha, thịt nhẹ là tốt nhất. Không gieo mạ ở những vùng vụ trước đã xuất hiện bệnh lùn dọc đen. Trường hợp không có đất chuyên mạ thì nhổ dồn lúa Đông xuân để lấy đất bắc mạ.
Đất phải được cày bừa kỹ, nhuyễn và bằng phẳng.
Làm luống rộng 1,2-1,4m, rãnh sâu 20cm, rộng 20-25cm. Mặt luống phải bằng phẳng, không đọng nước.
b. Ngâm ủ giống:
 Nên phơi hạt giống dưới nắng nhẹ 2-3 giờ trước khi ngâm  để xúc tiến hoạt động của các hệ men, tăng khả năng nảy mầm. Thóc giống sau khi đã loại bỏ hạt lép, lửng được ngâm cho đến khi hạt hút no nước. Ngâm 24-36 giờ đối với lúa thuần và 16-20 giờ đối với lúa lai; cứ ngâm 4 - 8 giờ thay nước 1 lần; sau cùng đãi sạch chua để ủ.
c. Lượng giống:
- Lúa thuần (các giống lúa thuần ngắn ngày theo cơ cấu): 50 - 60 kg/ha (2,5 - 3 kg/sào);
- Lúa lai: 40 kg/ha (2 kg/sào).
d. Bón phân.
- Lượng phân bón: Tuỳ đất mà sử dụng lượng phân bón khác nhau. Có thể bón với lượng 1 tạ phân chuồng thật hoai mục + 1 - 1,5 kg đạm urê + 3 - 5 kg supe lân + 0,8 – 1 kg kali Clorua cho 100m2 đất mạ. Ngoài ra nếu đất chua có thể bón thêm 4 - 5 kg vôi bột/100m2.
- Cách bón:  Sau khi làm đất kỹ thì bón lót sâu 0,5 tạ phân chuồng/100m2, sau đó bừa lại 1 lượt, lên luống, dùng phân chuồng thật hoai mục bỏ rải đều trên mặt luống 0,5 tạ/100m2, dùng cào răng dài vùi trộn phân vào đất, bón trên mặt luống lân, đạm, kali. Bón xong dùng cào răng hoặc bằng tay vùi khoả phân vào đất ở độ sâu 3-4 cm. Lúc mạ ra khoảng 2 lá xem cụ thể tình hình của mạ, có thể bón bổ sung 0,5 – 0,8 kg urê để cho mạ đẻ nhánh khoẻ.
e. Cách gieoKhi gieo mạ cần đảm bảo gieo đều, gieo chìm 1/3 hạt mặt mộng xuống dưới đất.
f. Chăm sóc:
- Phun thuốc trừ cỏ dại: Dùng thuốc cỏ Sofit 300 EC, Sonic 300 EC, Prefit 300 EC,... theo liều lượng khuyến cáo để phun cho mạ sau khi gieo 2-3 ngày tuỳ điều kiện thời tiết. 
- Tưới nước: Luôn giữ đủ nước để ruộng mạ mềm bùn. Không để cho tình trạng ruộng mạ khô cạn.    
- Phòng trừ sâu bệnh: Thường xuyên kiểm tra các đối tượng sâu bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời.
II. Hướng dẫn kỹ thuật thâm canh lúa:
1. Làm đất:
Khi thu hoạch lúa Đông xuân chỉ đạo không tháo cạn nước, cắt sát gốc, dọn sạch rơm rạ và phụ phẩm trên ruộngGặt lúa đến đâu làm đất đến đó, đẩy nhanh tiến độ làm đất bằng cơ giới để giảm bớt áp lực căng thẳng về thời vụ.
2. Mật độ cấy.
- Đối với lúa thuần: 50-60 khóm/m2, 2-3 dảnh/khóm.
- Đối với lúa lai: 40 -50 khóm/m2, 2 -3 dảnh/khóm.
3. Kỹ thuật cấy:
Lúa lai nói riêng, các giống lúa ngắn ngày nói chung không nên nhổ cấy. Biện pháp tốt nhất là xúc đặt, đảm bảo cây mạ không bị tổn thương. Nên cấy thẳng hàng, cấy theo băng rộng 1,2-1,4m, hướng băng cấy vuông góc với phương mặt trời mọc và lặn.  
Cấy khi mạ được 12 - 15 ngày.
4. Bón phân
          - Lượng phân bón: Tuỳ thuộc vào giống lúa, loại đất, mùa vụ mà có lượng phân bón khác nhau. Cụ  thể bón với lượng phân bón cho 1 sào (500 m2) như sau:
 Lúa lai:  4 - 5 tạ phân chuồng + 10 - 12 kg đạm urê + 20 – 25 kg supe lân + 8 -10 kg kali clorua /sào.
Lúa thuần: 4 -5 tạ phân chuồng + 8 - 10 kg đạm urê + 20 - 25 kg supe lân +  6 - 8 kg kali clorua /sào.
Tuỳ vào độ chua của đất để  bón từ 15-20 kg.
- Cách bón: Phương châm sử dụng phân bón hiện nay là “Bón tập trung, bón nặng đầu và chủ yếu là bón lót”. Cụ thể như sau:
Bón lót trước khi cấy toàn bộ phân chuồng + phân lân + vôi + 50-60% lượng phân đạm urê đối với đất cát pha, thịt nhẹ và 60-70% đối với đất sét và thịt nặng + 50% lượng kali. Vôi bón càng sớm càng tốt, có thể bón trước và sau khi cày bừa lần một. Các loại phân bón khác bón trước khi cấy, bón xong bừa ít nhất 1-2 lần để  lấp vùi phân sâu và đều vào đất vừa giữ được phân.
           Bón thúc lần 1 (thúc đẻ): Sau khi cấy 10-12 ngày bón 80-90% lượng đạm urê còn lại.
Bón thúc lần 2 (bón thúc đòng): Bón hết lượng phân đạm và kali còn lại. Bón vào thời điểm lúa chuyển sang đứng cái, làm đòng. Trường hợp bón thúc xong đợt phân này khoảng 28 ngày mà thấy lúa kém màu thì bón thêm 1-2 kg đạm urê. Nếu thấy màu lúa xanh đẹp, cây tốt thì không nên bón nữa.
5. Tưới nước
Thường xuyên giữ nước ở mức 3-5 cm, khi lúa chuẩn bị phân hoá đòng có thể tháo kiệt nước. Luôn giữ nước 5-10 cm ở thời kỳ làm đòng. Lúa có đòng già rút nước lần hai, song chỉ để 1-2 ngày rồi tưới lại ngay. Khi chín sữa thì tháo cạn và chỉ giữ đủ ẩm.  
6. Phòng trừ sâu bệnh:
Thường xuyên theo dõi các đối tượng dịch hại thường phát sinh gây hại trong vụ Hè Thu như: Bọ trĩ, sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, rầy lưng trắng, nhện gié, sâu đục thân, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá, bệnh lùn sọc đen,...
7. Thu hoạch
Tiến hành thu hoạch khi lúa chín >80%, cần tranh thủ thu hoạch sớm để tránh mưa lụt gây mất mùa. Sau khi thu hoạch đem về tuốt lấy hạt, phơi khô đến khi ẩm độ còn 13% thì đem quạt sạch và cất. Trong trường hợp thu hoạch về chưa phơi được ngay (gặp trời mưa) thì cần rải mỏng để thóc không bị ẩm mốc, nảy mầm./.  
 
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 5 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 287

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 286


Hôm nayHôm nay : 57609

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 993632

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71220947