Thực hiện Luật Thủy sản năm 2017; Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 8/3/2019 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản; Thông tư số 26/2018/TT-BNNPTNT 15/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý giống, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; Chi cục Thủy sản hướng dẫn một số quy định về quản lý thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản trong kinh doanh và sản xuất nuôi trồng thủy sản, cụ thể như sau:
1. Đối với cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản.Cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Địa điểm sản xuất nằm trong khu vực không bị ô nhiễm bởi chất thải nguy hại, hóa chất độc hại;
b) Khu sản xuất có tường, rào ngăn cách với bên ngoài;
c) Nhà xưởng, trang thiết bị phù hợp với từng loại sản phẩm;
d) Có điều kiện phân tích chất lượng trong quá trình sản xuất;
đ) Áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học;
e) Có nhân viên kỹ thuật được đào tạo về nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản, sinh học, hóa học hoặc công nghệ thực phẩm.
2. Đối với cơ sở mua bán, nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản.- Các cơ sở mua bán, nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh chịu sự kiểm tra về điều kiện cơ sở và chất lượng thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản của cơ quan quản lý về thủy sản cấp tỉnh.
- Cơ sở mua bán, nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Nơi bày bán, nơi bảo quản cách biệt với thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, hóa chất độc hại;
2. Có thiết bị, dụng cụ để bảo quản thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo hướng dẫn của nhà sản xuất, nhà cung cấp.
Thức ăn nuôi tôm
3. Đối với các cơ sở, hộ nuôi trồng thủy sảnTổ chức, cá nhân sử dụng thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản có nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ các quy định của pháp luật và hướng dẫn của nhà cung cấp, nhà sản xuất sản phẩm liên quan đến vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng sản phẩm;
b) Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra về chất lượng sản phẩm của cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản; tiêu hủy thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản và thủy sản nuôi trồng không bảo đảm về chất lượng, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
4. UBND các huyện, thị xã, thành phốChỉ đạo phòng Nông nghiệp/kinh tế phối hợp chặt chẽ với cơ quan chuyên ngành hướng dẫn, kiểm tra việc tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; đồng thời tổng hợp, thống kê tình hình sản xuất, mua bán, nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, việc chấp hành các quy định của các cơ sở sản xuất, mua bán, nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản trên địa bàn gửi về Chi cục Thủy sản để tham mưu cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có phương án chỉ đạo kịp thời./.
Theo Trần Hương/sonongnghiephatinh.gov.vn