16:34 EST Chủ nhật, 05/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hướng dẫn sử dụng thuốc phòng trừ cỏ dại trên vụ Hè Thu 2015

Thứ tư - 27/05/2015 23:53
Hiện nay các địa phương đang khẩn trương thu hoạch lúa vụ Xuân và triển khai sản xuất vụ Hè Thu, một số địa phương đã tiến hành bắc mạ như: Đức Thọ, Hương Sơn, Hồng Lĩnh…. Để chủ động phòng trừ cỏ dại trên lúa ngay từ đầu vụ nhằm ngăn ngừa sự cạnh tranh dinh dưỡng cũng như ánh sáng, đồng thời hạn chế nguồn ký chủ của sâu bệnh. Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Tĩnh định hướng các nhóm hoạt chất và kỹ thuật sử dụng các loại thuốc phòng trừ cỏ dại như sau:
* Đối với lúa gieo thẳng
Sử dụng các loại thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm có hoạt chất Pretilachlor + chất an toàn gồm: Sofit 300EC, Prefit 300EC, Vithafit 300EC, Xophicannong 300EC.
Lượng dùng: Pha 25 – 35 ml thuốc vào bình 8 - 10 lít nước, phun 2 bình/sào, phun thuốc sau khi gieo 1 - 3 ngày, sau khi phun thuốc 2 - 3 ngày cho nước vào ruộng và duy trì mặt ruộng đủ ẩm trong thời gian 10 - 15 ngày.
          * Đối với lúa cấy
Tùy thuộc vào điều kiện của từng vùng (ruộng chủ động nước hay không chủ động nước) để lựa chọn thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm hoặc hậu nảy mầm.
          - Đối với ruộng chủ động nước sử dụng nhóm thuốc tiền nảy mầm:
          + Hoạt chất Butachlo gồm: Taco 600EC, Heco 600EC, Dibuta60EC...     Lượng dùng: Pha 25 - 35 ml thuốc vào bình 8 - 10 lít nước, phun 2 bình/sào, phun thuốc sau cấy 5 - 7 ngày, sau khi phun thuốc luôn giữ mực nước trên ruộng 2 - 4cm, tuyệt đối không để nước ngập ngọn lúa.
          - Đối với ruộng không chủ động nước sử dụng nhóm thuốc hậu nảy mầm gồm:
          + Aloha 25WP, Beto 14WP: Pha 7,5 – 10g  thuốc vào bình 10 lít nước, phun 2 bình/sào.
          + Nominee 10SC: Pha 5 - 7ml thuốc + chất phụ trợ vào bình 8 -10 lít nước, phun 2 bình/sào.
          + Sunrice 15WDG: pha 2 - 3gam thuốc vào bình 8 - 10 lít nước, phun 2 bình/sào.
          + Rada 600 DD, pha 30 - 35 ml thuốc vào bình 8-10 lít nước, phun 2 bình/sào
+ Star 10WP: Pha 5gam thuốc cho bình 10 lít nước, phun 2 bình/sào.
          Phun thuốc sau cấy 7 - 20 ngày, trước khi phun thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm phải duy trì mực nước hợp lý trên ruộng (tuyệt đối không để nước ngập ngọn cỏ) để cỏ tiếp xúc với thuốc. Sau khi phun 1-3 ngày cho nước vào ruộng. Không  phun thuốc khi thời tiết nắng nóng, không hỗn hợp thuốc trừ cỏ tiền này mầm và hậu nảy mầm.
Để nâng cao hiệu lực phòng trừ cỏ dại khi sử dụng thuốc cần phối hợp các biện pháp canh tác như: Làm đất kỹ, san phẳng mặt ruộng, điều tiết nước hợp lý,...tạo điều kiện cho cây lúa sinh trưởng phát triển tốt./.
Theo sonongnghiephatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 124

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 123


Hôm nayHôm nay : 40675

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 152369

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73199340