13:26 EDT Thứ bảy, 20/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Ít nhà đầu tư chăn nuôi tập trung

Thứ tư - 29/07/2015 06:09
Do giá đất bất hợp lý, thiếu đồng bộ cơ sở hạ tầng… nên dự án quy hoạch khu chăn nuôi tập trung của tỉnh Đồng Nai nhiều năm nay vẫn thưa thớt nhà đầu tư...

Trong đánh giá Sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương VII (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, Tỉnh ủy Đồng Nai thẳng thắn thừa nhận: “Vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung bước đầu đã chỉ đạo hình thành, nhưng giải pháp để tổ chức thực hiện các vùng này theo quy hoạch còn bất cập và chậm chạp”.

Nhà đầu tự làm đường,  kéo điện

Ít nhà đầu tư chăn nuôi tập trung - 1

Người dân vào chặt cây tại khu đất ở xã Xuân Tâm (Xuân Lộc) do TCT Công nghiệp thực phẩm Đồng Nai quy hoạch làm khu chăn nuôi tập trung, giờ bỏ hoang tàn...  Ảnh: T.Đ

Với mục tiêu hình thành các vùng chăn nuôi tập trung để hạn chế ô nhiễm môi trường do chăn nuôi trong khu dân cư, an toàn dịch bệnh, đặc biệt đảm bảo được việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm, năm 2008, tỉnh Đồng Nai đã phê duyệt quy hoạch 139 vùng chăn nuôi tập trung trên địa bàn của 8 huyện và thị xã Long Khánh với diện tích hơn 15.000ha. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, nhiều vùng đã quy hoạch nhưng chưa đầu tư cơ sở hạ tầng, nên dù tỉnh có hô hào, khuyến khích thì vẫn không thu hút được nhiều người chăn nuôi vào đầu tư.

Khu vực chăn nuôi tập trung ở xã Xuân Hòa (huyện Xuân Lộc), cho đến giờ chỉ là khoảng đất trống rộng gần 200ha, không điện, không đường. Chính vì cơ sở hạ tầng nghèo nàn như thế nên cho đến giờ mới chỉ có 2 doanh nghiệp chịu vào đầu tư trang trại chăn nuôi heo. Ông Hồ Sơn Tư – chủ một doanh nghiệp gỗ đang chuẩn bị đầu tư một trang trại heo 7ha với 2.400 nái trong khu chăn nuôi tập trung này cho biết, để thực hiện dự án này ông phải kéo điện, làm đường và đầu tư chuồng trại. Tổng kinh phí cho trang trại này lên đến gần 30 tỷ đồng. “Chính quyền chỉ quy hoạch vùng chăn nuôi mà không đầu tư cơ sở hạ tầng. May là 7ha đất này là của tôi chứ nếu mua đất luôn thì thật quá khó”- ông nói. Theo đó, giá đất ở khu vực chăn nuôi tập trung này này vào khoảng 500 triệu đồng/ha.

Ông Nguyễn Trí Công – Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai nhận định, chỉ mỗi việc giá đất cao bất hợp lý trong các khu chăn nuôi đã đủ làm nản lòng các nhà đầu tư. Theo ông, với giá đất từ vài trăm triệu đến cả tỷ đồng/ha thì cho đến giờ các khu chăn nuôi tập trung vắng nhà đầu tư thì không có gì lạ.

Rà soát lại để gỡ khó

Để khuyến khích các nhà đầu tư vào khu chăn nuôi tập trung, Tỉnh ủy Đồng Nai đã ra Nghị quyết 4 về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại các vùng thí điểm phát triển chăn nuôi tập trung theo hướng dự án điểm chứ không đầu tư dàn trải như trước đây.

Theo đó, 4 huyện: Trảng Bom, Thống Nhất, Cẩm Mỹ, Xuân Lộc được chọn làm vùng thí điểm để thực hiện. Mỗi huyện cũng chọn lấy dự án điểm để triển khai đầu tư. Theo Sở NNPTNT tỉnh Đồng Nai, hiện đã có 3 huyện ban hành kế hoạch triển khai đầu tư thí điểm hạ tầng. Cụ thể, huyện Thống Nhất đã đầu tư được gần 12km đường giao thông và 20km đường điện tại 5/10 vùng quy hoạch. Hiện đã có 138 hộ chăn nuôi heo, gà, bò tại các khu: Tây Bạch Lâm, Đông Đức Long (xã Gia Tân 2), Bàu Bà Thống (xã Hưng Lộc). Huyện cũng đã thành lập được 1 hợp tác xã chăn nuôi với 20 thành viên tại khu Tây Bạch Lâm. Huyện Trảng Bom cũng thu hút được khoảng 9 trang trại đầu tư vào 2 khu quy hoạch thí điểm. Huyện Xuân Lộc thu hút được 5 trang trại.

Hiện các địa phương đang  rà soát và điều chỉnh lại quy hoạch các vùng chăn nuôi tập trung cho sát với thực tế hơn nhằm giải quyết tình trạng quy hoạch treo kéo dài như hiện nay. Theo UBND huyện Xuân Lộc, nhiều xã trên địa bàn đề nghị điều chỉnh vùng quy hoạch chăn nuôi tập trung cho phù hợp với tình hình sản xuất tại địa phương, như thay đổi vị trí cho gần vùng nguyên liệu, vùng có giá đất rẻ hơn hay vùng có sẵn các trang trại chăn nuôi… Theo ông Phạm Minh Đạo - Giám đốc Sở NNPTNT Đồng Nai, sở đã yêu cầu các địa phương rà soát những khó khăn, vướng mắc của người chăn nuôi, của địa phương để kiến nghị tỉnh có chính sách hỗ trợ, tháo gỡ kịp thời.  

 Theo Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai Lê Hữu Thiện, cho đến giờ phần lớn các khu chăn nuôi tập trung ở Đồng Nai chỉ mới là công bố quy hoạch chứ chưa được đầu tư hạ tầng đồng bộ. Tỉnh Đồng Nai cần đẩy mạnh chính sách khuyến khích và có một giá đất hợp lý… để thu hút nhiều hơn nữa các nhà đầu tư.

Theo danviet.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 350


Hôm nayHôm nay : 52032

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 909719

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64895663