05:01 EST Chủ nhật, 22/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

KỸ THUẬT NUÔI LƯƠN TRÊN BỂ LÓT BẠT

Thứ tư - 04/02/2015 22:56
KỸ THUẬT NUÔI LƯƠN TRÊN BỂ LÓT BẠT - Ths. Nguyễn Văn Triều, Khoa Thủy sản – Đại học Cần Thơ


Mô hình nuôi thủy sản trong bể lót bạt đang được áo dụng phổ biến ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long hiện nay, đặc biệt trên đối tượng cá lóc và lươn. Ưu điểm của mô hình nuôi trong bể lót bạt là chi phí xây dựng bể nuôi thấp, mật độ và năng suất nuôi cao, dễ chăm sóc và quản lý hơn so với các mô hình nuôi khác. Mô hình nuôi lươn trong bể lót bạt đang phát triển ở tỉnh An Giang và TP Cần Thơ.

1. Chuẩn bị hệ thống nuôi

Chọn địa điểm: Địa điểm đặt bể nuôi lươn phải thoáng, ít cây cối che xung quanh. Thuận tiện trong việc cấp và thoát nước. Trước khi làm bể, khoảng đất đặt bể phải được san phẳng có độ dốc nghiêng về hướng thoát nước.

Chuẩn bị bể: Bể nuôi lươn thường có kích 10m x 4m x 1m, để thuận tiện cho việc chăm sóc và quản lý. Khung sườn của bể (Hình 1) được cố định và cột chắc chắn bằng tre hoặc gỗ tạp để tiết kiệm chi phí. Sau đó, người nuôi có thể sử dụng mê bồ bao xung quanh bên trong khung sườn trước khi lót bạt vào thành bể nuôi hoàn chỉnh (Hình 2). Để thuận tiện cho việc thay nước người nuôi có thể làm hệ thống van xả ở cạnh ngang nơi có mặt đất thấp hơn. Trước khi đặt giá thể vào bể, người nuôi cần cấp nước vào gần đầy bể sau đó ngâm 5–7 ngày (nếu bạt mới) nhằm tránh ảnh hưởng đến sức khỏe lươn nuôi. 

Giá thể nuôi lươn:Giá thể sử dụng để nuôi lươn có thể là đất hoặc sợi nylon cột thành bó, nhưng người nuôi thường sử dụng đất hơn. Đất sử dụng làm giá thể là đất bùn pha sét, không bị nhiễm phèn, mặn. Đất được đặt ở giữa bể nuôi tạo thành cù lao, chiếm từ 1/2–2/3 diện tích bể nuôi và cách vách bể khoảng 0,5–0,7 m. Để hạn chế thất thoát đất do thay nước, người nuôi có thể cho đất vào bọc nylon đen, sau đó tạo những lỗ thủng để lươn chui vào trước khi đặt vào bể nuôi. Bên trên mặt đất có thể trồng một ít thực vật (cỏ, rau lang, muống, …) để tạo điều kiện gần giống tự nhiên và giữ đất. Trước khi cấp nước vào bể nuôi, đất cần được bón vôi (1kg/10m2) và phơi cho ráo từ 2–3 ngày. Sau khi cấp nước vào 2–3 ngày thì có thể thả giống.

a. Thả giống

Thời điểm thả lươn giống để nuôi tốt nhất là tháng 6 hàng năm. Nguồn lươn giống hiện nay chủ yếu được đánh bắt từ tự nhiên, vì vậy chất lượng thường không ổn định. Tốt nhất người nuôi nên tìm hiểu rõ nguồn gốc lươn giống và chọn lựa thật kỹ. Lươn giống được chọn phải đồng cỡ, màu sắc tươi sáng, phản ứng nhanh nhạy với tiếng động, không bị tổn thương, mất nhớt. Mật độ thả thường khoảng 100–150 con/m2, cỡ giống 50–60 con/kg.

b. Cho ăn và chăm sóc

Thức ăn: Sau khi thả giống 1 tuần thì lươn mới thích nghi với môi trường nuôi và bắt đầu ăn mồi. Thức ăn của lươn thường là thức ăn tươi (cá tạp nước ngọt hoặc biển, ốc, hến, vẹm…), kết hợp với thức ăn viên công nghiệp có hàm lượng đạm cao (> 30% đạm) và cám đậm đặc. Tỷ lệ phối hợp như sau: 10 kg thức ăn tươi sống + 2 kg thức ăn viên công nghiệp + 1 kg cám đậm đặc + 0,2 kg chất kết dính (bột gòn).

Cách chế biến thức ăn và cho ăn: Cá biển hoặc cá tạp nước ngọt, ruột ốc, hến, vẹm được rửa sạch, sau đó xay nhuyễn với thức ăn viên công nghiệp, cám đậm đặc rồi trộn thêm chất kết dính. Thức ăn sau khi chế biến được để lên sàn rồi đặt vào bể cho lươn ăn với khẩu phần 5–7% khối lượng thân/ngày, cho ăn 1 lần/ngày lúc 16–18 giờ.

Chăm sóc và quản lý: Sau khi cho ăn khoảng 2–3 giờ, nên kiểm tra sàn ăn xem thức ăn thừa hay thiếu nhằm điều chỉnh lượng cho ăn ở những lần tiếp theo, tránh thức ăn thừa gây lãng phí và ô nhiễm. Thay 100% lượng nước trong bể nuôi 1 lần/ngày vào buổi sáng. Định kỳ 2 ngày/lần trộn thêm Vitamin C và men tiêu hóa vào thức ăn với liều lượng bằng 1% lượng thức ăn để tăng sức đề kháng và phòng bệnh cho lươn.

3. Một số bệnh thường gặp và biện pháp phòng trị

Bệnh tuyến trùng:

Dấu hiệu bệnh: Do ký sinh trùng đường ruột gây nên, chúng bám vào niêm mạc phá hoại mô, hình thành bào nang gây viêm ruột sưng đỏ. Nếu bệnh nặng, hậu môn lươn bị sưng đỏ, chúng sẽ chết dần.

Phòng bệnh: Thức ăn cho lươn ăn cần phải được rửa sạch, nấu chín nguồn lây lan. Định kỳ 3–5 ngày/lần, trộn men tiêu hóa vào thức ăn cho lươn ăn với liều lượng 5–10 g/kg thức ăn.

Trị bệnh: Dùng các sản phẩm thuốc thú y thủy sản diệt nội ký sinh trùng của để trộn vào thức ăn cho lươn ăn với liều lượng và cách cho ăn như hướng dẫn trên bao bì.

Bệnh nhiễm trùng huyết:

Dấu hiệu bệnh: Da sẫm màu từng vùng ở bụng. Xuất hiện từng mảng đỏ trên cơ thể (Hình 3). Hoại tử đuôi, xuất hiện các vết thương trên lưng, các khối u trên bề mặt cơ thể. Mắt lồi, mờ đục và phù ra. Xoang bụng chứa dịch, nội tạng hoại tử.

Phòng bệnh: Tránh làm xây xát lươn, vệ sinh bể nuôi đúng kỹ thuật, tránh môi trường nước nuôi bị ô nhiễm, nuôi với mật độ vừa phải, cung cấp đầy đủ hàm lượng ôxy... Dùng thuốc tím (KMnO) tắm lươn với liều lượng 4–5 g/m3 nước. Định kỳ xử lý 7 ngày/lần.

Trị bệnh: Trộn thuốc Oxytetracyline hoặc Streptomycin vào thức ăn với liều lượng 50–70 mg/kg thể trọng lươn, cho ăn 5–7 ngày.

Bệnh đốm đỏ

Dấu hiệu bệnh: Xuất huyết từng đốm nhỏ trên da, chung quanh miệng và nắp mang, phía mặt bụng. Bề mặt cơ thể có thể chảy máu, tuột nhớt nhưng không xuất huyết vây và hậu môn.

Phòng bệnh: Giảm mật độ nuôi, thay nước hoặc định kỳ 5–7 ngày/lần tắm lươn bằng thuốc tím (KMnO) với liều lượng 3–5 g/m3

Trị bệnh: giống như bệnh nhiễm trùng huyết.

Bệnh rận

Dấu hiệu bệnh: Rận ký sinh bám trên da hút máu đồng thời phá hủy da, làm viêm loét tạo điều kiện cho các sinh vật khác tấn công.

Phòng trị: Kiểm tra lươn trước khi thả nuôi, nếu phát hiện có rận, dùng thuốc tím (KMnO4) 10-25g/mtắm trong một giờ. Trị bệnh có thể dùng lá xoan liều lượng 0,3-0,5kg/ mnước.

4. Thu hoạch

Sau 6 tháng nuôi, lươn đạt kích cỡ thương phẩm (200–300 g/con) thì tiến hành thu hoạch. Người nuôi cá thể thu hoạch toàn bộ bằng cách rút hết nước để bắt lươn hoặc thu tỉa bằng cách đặt lọp hoặc nhử thức ăn. Sau khi thu hoạch, lươn được để vào bể nước sạch có sục khí để lươn hoàn toàn khỏe trước khi vận chuyển (Hình 4).

Theo: uv-vietnam.com.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 81


Hôm nayHôm nay : 30560

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 937051

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72619760