14:25 EST Thứ hai, 18/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Kem chống khô da làm từ đầu, vỏ, gan, tuỵ của con tôm

Thứ sáu - 05/10/2018 10:21
Phụ phẩm tôm như đầu tôm, vỏ tôm - phần bỏ đi trong quán trình chế biến tôm công nghiệp ở Việt Nam không phải là phế liệu mà là nguồn nguyên liệu quý để chế biến...kem chống khô da.

Chiều 3.10 tại TP.Cần Thơ, Bộ KH&CN phối hợp với Bộ NNPTNN tổ chức hội thảo quốc tế: "Công nghệ và giải pháp nâng cao giá trị ngành phụ phẩm tôm Việt Nam".

 kem chong kho da lam tu dau, vo, gan, tuy cua con tom hinh anh 1

Phụ phẩm tôm (Ảnh: Internet)

Theo báo cáo tại hội thảo, phụ phẩm tôm là những phần bỏ đi trong quán trình chế biến tôm công nghiệp, bao gồm phần đầu, vỏ, gan, tuỵ,...Loại phụ phẩm này hiện đang là nổi ám ảnh của nhiều cơ sở chế biến tôm nói riêng và chế biến thuỷ sản nói chung do bị phân huỷ tự nhiên gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Tuy nhiên, nếu biết tận dụng để chế biến thì đây là một nguồn nguyên liệu quý, là một "mỏ vàng" cho ngành chế biến.

Năm 2017, sản lượng tôm của Việt Nam đạt 723.800 tấn, trong đó có trên 230.000 tấn phụ phẩm. Dự kiến, đến năm 2025, phụ phẩm tôm sẽ tăng lên 60%. Ngoài chế biến ra được chất kháng khuẩn, chất động máu, chất dẻo, chất kích thích sinh trưởng,...phụ phẩm tôm có thể chế biến thành kem chống khô da (lĩnh vực mỹ phẩm). 

Ông Nguyễn Văn Dũng - Nguyên trưởng phòng Phát triển thị trường Cục chế biến và Phát triển thị trưởng nông sản (Bộ NNPTNT) cho biết: "Phụ phẩm tôm chiếm tỷ trọng bình quân ở mức 35-45% khối lượng cơ thể tôm (tuỳ theo loại tôm). Với sản lượng tôm đạt được trong thời gian qua ở Việt Nam, chứng tỏ phụ phẩm tôm có khối lượng rất lớn".

Trong phần phát biểu tham luận của mình, PGS. TS Trang Sỹ Trung - Hiệu trưởng Trường Đại học Nha Trang nói: "Có thời gian dài phụ phẩm tôm được người dân gọi là phế liệu, bán rất rẻ cho công ty thức ăn gia xúc. Hiện nay, nó là tài nguyên chứ không phải là phế liệu nữa".

Ông Trần Văn Tùng - Thứ trưởng Bộ KH&CN nhấn mạnh: "Chế biến phụ phẩm tôm là một trong những lĩnh vực cần được quan tâm vì giúp giảm ô nhiễm môi trường trong hoạt động chế biến tôm, giúp tạo ra nhiều sản phẩm mới có ứng dụng quan trọng trong đời sống xã hội".

Thảo luận tại hội thảo, nhiều đại biểu cho rằng, ngành phụ phẩm còn rất mới nên cần các cơ quan chức năng có sự hỗ trợ bước đầu để xây dựng mô hình kiểu mẫu. Đồng thời, cần có những hỗ trợ cho việc phát triển công nghệ chế biến, phát triển thị trường cũng như xây dựng những cơ chế, chính sách ngày càng phù hợp hơn để hỗ trợ phát triển mạnh mẽ lĩnh vực này.

Theo Huỳnh Xây (danviet.vn)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 359

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 356


Hôm nayHôm nay : 52541

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 770885

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70998200