09:23 EST Chủ nhật, 24/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Khắc phục rau màu vụ đông sớm bị bệnh, chết

Thứ hai - 26/09/2016 23:51
Cây con sau khi trồng rất hay bị các loại bệnh về rễ và thân lá mà thối hỏng, xin đưa ra một số biện pháp khắc phục sau:


Hỏi: Rau màu vụ đông sớm giai đoạn cây con thường bị bệnh và chết. Xin cho biết các biện pháp khắc phục?

Trả lời: Cây con sau khi trồng rất hay bị các loại bệnh về rễ và thân lá mà thối hỏng, xin đưa ra một số biện pháp khắc phục sau:

- Trồng cây con ra ruộng sản xuất thay cho gieo hạt trực tiếp: Mưa lớn kéo dài sẽ làm vùi lấp hạt và làm mầm hạt bị thối hỏng sau gieo. Việc ươm cây con trong bầu hoặc vườn ươm rồi mới đem trồng ra ruộng sẽ an toàn hơn.

- Lên luống cao, dùng khung ni lông che chắn: Luống cao sẽ thoát nước tốt sau mưa, cây con sẽ không bị úng nước mà chết. Lượng oxy lưu thông được trong luống sẽ làm rễ cây phát triển rộng dài, ít bị bệnh.

Đối với các cây không leo giàn như su hào, bắp cải, su lơ, rau ăn lá… cần làm vòm ni lông che chắn( khung cao 0,8 - 1m) để hạn chế rau bị thối hỏng sau mưa lớn kéo dài.

- Trước khi trồng đất cần được xử lý nấm bệnh bằng thuốc gốc đồng hoặc thuốc có hoạt chất Metalaxyl, Validacin…

- Phân chuồng được trộn cùng các tàn dư thực vật và phân NPK tiến hành ủ mục rồi bón lót cho rau màu sẽ rất hữu ích. Phân NPK được ủ sẽ phân giải thành chất dinh dưỡng dễ tiêu nên cây trồng sớm hấp thu được dễ dàng.

- Phun phân kali + trung, vi lượng qua lá cho rau khi gặp mưa kéo dài sẽ làm tăng thêm sức đề kháng và tăng năng suất, chất lượng nông sản sau này.

Ngoài ra, cần thực hiện tốt các biện pháp vun xới, tỉa cây, tỉa cành để cây phát triển thuận lợi…


Hỏi: Xin hỏi cách làm thức ăn viên để nuôi cá trong lồng bè? Máy làm cám viên khô thì mua ở đâu?

Trả lời: Hiện nay có máy làm thức ăn viên, nhưng thức ăn đùn ra còn ướt, có loại thức ăn nổi, giá máy tùy theo công suất. Bạn liên hệ máy nghiền thức ăn trực tiếp với anh Khoa ở Nam Định (người sản xuất và bán máy, điện thoại: 0915666628).

Để cá phát triển ổn định và nhanh lớn, thức ăn cần chuẩn bị những nguyên liệu như sau: Ngô 70%, thóc 2%, sắn 5%, bột đỗ tương 20% (nếu dùng bột cá thì 10%), chất xơ, khoáng, vitamin 3%. Nếu không có máy thì nấu chín cho cá ăn cũng rất tốt. Khi cho cá lồng ăn chú ý để thức ăn vào chậu, lượng thức ăn chiếm 3 - 5% khối lượng cá trong lồng, nhiều người nuôi như vậy hiệu quả rất cao.


Hỏi: Xin cho biết địa chỉ và số điện thoại mua giống lươn không bùn? Mật độ nuôi và cách cho lươn ăn như thế nào?

Trả lời: Nuôi lươn không bùn phải xây bể đúng kỹ thuật thì mới đảm bảo lươn không bị dịch bệnh và nhanh lớn.

Xây bể 4 - 6m2 có thể hình vuông hoặc hình chữ nhật, chiều cao bể khoảng 70 - 80cm, có cống cấp và thoát nước thuận lợi, mức nước bể khống chế từ 30 - 40cm, trên có mái che ấm mùa đông, mát mùa hè. Có hệ thống cấp nước để thay ít nhất ngày/lần. Trong bể làm các giá cho lươn trú.

Chọn con giống cỡ 50 - 60 con/kg đã thuần chủng, lươn đều cỡ, không xây xát, bệnh tật, màu sắc tươi sáng. Thả mật độ 150 - 200 con/m2. Cho ăn thức ăn công nghiệp trên 30% đạm hoặc thức ăn tự chế gồm cá tạp, ốc bươu vàng (70%)... nghiền nhỏ cùng với 30% thức ăn công nghiệp. Cho ăn ngày 1 - 2 lần, lượng thức ăn tương đương 2 - 5% khối lượng lươn trong bể. Chú ý cho lươn ăn sau 2 giờ thì thay nước. Địa chỉ mua giống: Anh Biên ở Hà Nam, điện thoại: 0902236670.


Hỏi: Mỗi khi cây chè ra đợt búp mới là rầy xanh lại xuất hiện và gây hại rất nặng. Xin được hướng dẫn cách phòng trừ?

Trả lời: Để phòng trừ rầy xanh, có thể áp dụng kết hợp một số biện pháp chính sau đây:

- Thực hiện thật tốt các biện pháp về kỹ thuật canh tác, chăm sóc (như bón phân đầy đủ và cân đối, giữ ẩm gốc, làm cỏ kịp thời, đốn tỉa tạo hình đúng kỹ thuật…) để cây chè khoẻ mạnh có sức chống đỡ và bù đắp những thiệt hại do rầy gây ra.

- Không nên để chè quá lứa, phải hái kịp thời khi búp chè vừa đạt tiêu chuẩn để giảm thiểu thời gian nguồn thức ăn phù hợp cho rầy có mặt trên nương chè.

- Trồng cây che bóng để hạn chế nắng, giúp tăng độ ẩm cho nương chè.

- Không nên sử dụng thuốc trừ sâu tràn lan, chỉ sử dụng khi số lượng rầy tăng nhanh thiên địch không thể khống chế được, để bảo vệ hệ thiên địch trên nương chè.

Có thể sử dụng một trong những loại thuốc như: Matoko 50WG, Visit 5EC, Goldgun 0,9EC, Agiaza 4,5EC… (theo hướng dẫn trên nhãn thuốc). Theo kinh nghiệm của nhiều nhà vườn ở Phú Lương (Thái Nguyên), Yên Sơn (Tuyên Quang), Thanh Ba (Phú Tho) thì thuốc Goltoc 250EC phối hợp với Goldra 250WG, hoặc thuốc Sạch rầy 200WP phối hợp với Sacophos 550EC, đã cho hiệu quả diệt rầy xanh trên cây chè khá cao.

Theo KS Đông Đức - Th.s Kim Văn Tiêu - Nguyễn Vũ/nongnghiep.vn 




Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 186

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 185


Hôm nayHôm nay : 73177

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1131478

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71358793