19:08 EDT Thứ ba, 07/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Không cho đất nghỉ: Luân canh 4 vụ, 200 triệu đồng/ha

Thứ sáu - 17/01/2014 02:19
Thái Bình là tỉnh thuần nông, giá trị SX nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong thu nhập của nông dân.

 

Diện tích SX lúa của Thái Bình đang giảm dần qua các năm do đô thị và công nghiệp hóa. Nếu năm 2010 còn trên 83.500 ha lúa thì năm 2013 chỉ còn còn hơn 81.000 ha, năng suất lúa đã đạt trên 13 tấn/năm. Tuy nhiên nếu tính giá trị từ SX lúa 2 vụ mới chỉ đạt bình quân 70 - 80 triệu đ/ha/năm.

Để tăng giá trị SX trồng trọt và thu nhập của nông dân, tỉnh Thái Bình xác định không còn con đường nào khác là hình thành các cánh đồng mẫu lớn, SX hàng hóa tập trung có sự tham gia của doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm và phải tăng vụ.


SX vụ đông cho lợi nhuận cao

Tỉnh đã có đề án và chính sách riêng cho các địa phương xây dựng các cánh đồng mẫu lớn, nhất là các cánh đồng SX gắn với tiêu thụ lúa chất lượng cao như lúa Bắc thơm 7, lúa Nhật, lúa giống... và cũng đã nhiều năm nay, Thái Bình luôn có chính sách khuyến khích tăng diện tích gieo trồng vụ đông. Năm 2013 Thái Bình có thêm chính sách khuyến khích tăng vụ hè. Vụ hè là vụ SX xen giữa 2 vụ lúa (hoặc 2 vụ màu) hoặc 1 vụ lúa, 1 vụ màu; cây trồng chủ yếu là nhóm cây rau màu như dưa lê, dưa hồng, dưa bỏ và dưa gang; Hình thành công thức luân canh 4 vụ, hệ số sử dụng ruộng đất là 4 lần:

- Lúa xuân - màu hè - lúa mùa - màu đông.

- Lúa xuân - màu hè - màu hè thu - màu đông.

- Màu xuân - màu hè - lúa mùa - màu đông.

- Màu xuân - màu hè - màu hè thu - màu đông.

Trong 4 công thức luân canh trên, công thức lúa xuân - màu hè - lúa mùa - màu đông được mở rộng ở rất nhiều địa phương, và Thái Bình rất khuyến khích ứng dụng công thức này.

Nhờ có chính sách hỗ trợ trực tiếp tới nông dân, diện tích vụ hè năm 2013 của Thái Bình đã đạt gần 8.000 ha, tăng hơn 2 lần so với vụ hè 2012.

Cây màu hè đang được trồng nhiều ở Thái Bình là nhóm dưa lê, dưa hồng, dưa gang... doanh thu của dưa lê sau 65 - 70 ngày đạt bình quân 2 triệu đồng/sào (55 - 60 triệu đồng/ha), trừ chi phí, lợi nhuận còn 1,4 triệu đồng/sào. Nếu tính giá trị thu hoạch thì từ vụ cây màu hè giữa 2 vụ lúa và 1 vụ đông này; những vùng đất có điều kiện ứng dụng đã làm tăng thu cho nông dân tỉnh lúa tới gần 300 tỷ đồng, đã trừ chi phí.

Mô hình SX vụ màu giữa 2 vụ lúa và 1 vụ đông, điển hình là các xã Song An 147,56 ha (huyện Vũ Thư), xã Thụy Trường 124 ha, Thụy An 86 ha (huyện Thái Thụy); xã Tây Đô 158 ha, xã Hòa Tiến 99,5 ha, Tân Tiến 55 ha (huyện Hưng Hà). Giá trị SX/ha đạt từ 190 - 220 triệu đồng/ha/năm, lợi nhuận thu được từ 80 - 100 triệu đồng/ha/năm.

Xã Song An thực hiện theo công thức: Lúa Nhật Koshi - dưa lê - lúa Nhật (hoặc lúa chất lượng khác) - bí xanh hoặc dưa chuột, khoai tây. Lợi nhuận thu được từng vụ như sau:

Lúa Nhật thu tươi, năng suất bình quân 200 kg/sào, giá bán 6.500 đồng/kg. Chi phí 860.000 đồng/sào, lợi nhuận thu được 440.000 đồng/sào (có hợp đồng bao tiêu sản phẩm lúa Nhật với Công ty An Đình). Dưa lê năng suất bình quân 400 kg/sào, giá bán bình quân 6.000 đồng/kg, chi phí 1 triệu đồng/sào, lợi nhuận thu được 1,4 triệu đồng/sào. Bí xanh năng suất bình quân 600 kg/sào, giá bán bình quân 4.000 đồng/kg, chi phí 500.000 đồng/sào, lợi nhuận thu được 1,9 triệu đồng/sào.

Đây là mô hình được nông dân chấp thuận, vì 2 vụ lúa đều ký được hợp đồng tiêu thụ thóc tươi, nông dân không phải mất công phơi, bảo quản. Tuy nhiên để mô hình có thể mở rộng cần có doanh nghiệp tham gia tiêu thụ sản phẩm lúa Nhật, nông dân bám ruộng, cùng đội ngũ cán bộ xã và HTX năng động và đặc biệt được Nhà nước hỗ trợ, các doanh nghiệp bước đầu tham gia vào xây dựng vùng SX hàng hóa lớn.

Những thách thức:

- Phải tổ chức SX theo chuỗi, gắn với vệ sinh an toàn thực phẩm, SX theo VietGAP.

- Tiêu thụ sản phẩm từ vụ hè vẫn còn dạng tự phát, tuy nhiên nếu phát triển và nhân rộng cần có thị trường ổn định hơn.

- Nhóm cây rau củ quả vụ đông như bí xanh, bí đỏ, chi phí thấp, dễ trồng và có thị trường tiêu thụ tiềm năng là các thành phố lớn và Trung Quốc, song cần có vai trò của doanh nghiệp.
 

THS PHẠM THỊ KIM HOÀN
Nguồn nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 129

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 128


Hôm nayHôm nay : 47865

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 402324

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60724281