10:16 EST Chủ nhật, 17/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Kiếm "ngon" 150.000 - 200.000 đồng/ngày nhờ bắt ốc bươu vàng

Thứ sáu - 03/10/2014 03:53
Từ đầu mùa lũ đến nay, nông dân các tỉnh miền Tây tất bật ra đồng bắt ốc bươu vàng đem về sơ chế để bán cho các chủ vựa xuất sang Trung Quốc.

Nghề trong lúc nông nhàn này giúp nông dân có thêm thu nhập và góp phần tiêu diệt loài động vật ngoại lai phá hoại mùa màng.

Nông dân Trần Văn Đáng ở ấp 4, xã Vị Thủy (Vị Thủy, Hậu Giang) đêm nào cũng đi dọc các cánh đồng ngập nước để bắt ốc bươu vàng (OBV). Công việc khá đơn giản, chỉ cần dùng vợt vớt ốc nổi trên mặt nước nhưng mỗi đêm kiếm được hơn 50 kg. Ông Đáng cho biết: “Mùa này cách đồng nào không sản xuất lúa vụ 3 là nước ngập mênh mông nên ốc sinh sản rất nhanh. Ban đêm tôi đi vớt ốc còn ban ngày thì luộc, lể ra lấy thịt để bán cho thương lái tới tận nhà thu mua”.

Mùa lũ nông dân bắt được rất nhiều ốc bươu vàng.

Không chỉ ở Hậu Giang mà nhiều địa phương khác như Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang… nông dân cũng tranh thủ ra đồng bắt OBV về bán cho thương lái. Trung bình 1 lao động kiếm được từ 150.000 - 200.000 đồng/ngày. Ông Nguyễn Văn Sáu, ngụ xã Long Bình (thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng) cho biết, mùa này OBV rất nhiều nên nông dân tranh thủ ra đồng bắt đem về bán cho thương lái. Công việc không mấy nặng nhọc nhưng thu nhập cũng kha khá trong lúc nông nhàn. Ốc bắt về sẽ lấy thịt sau đó có thương lái đến tận nhà cân, với giá khoảng 11.000 đồng/kg thịt ốc, nếu muốn giá cao hơn thì chở qua các chủ vựa bên huyện Long Mỹ giáp ranh bán. Nghe nói toàn bộ phần thịt ốc sẽ được đem sang Trung Quốc bán làm thực phẩm.

Theo ông Sáu, hầu như năm nào nông dân cũng bắt OBV để làm thức ăn cho vịt, cá lóc còn thời gian gần đây mới bán cho thương lái.

Ông Lê Hoàng Thái, Trưởng phòng Kinh tế huyện Long Mỹ (Hậu Giang) cho biết: “Trên địa bàn huyện có một số cơ sở thu mua, chế biến thịt OBV tập trung ở xã Tân Phú, Long Phú. Khi hỏi các cơ sở này thì họ cho rằng, sơ chế rồi bán cho một công ty trên TP. HCM xuất tiểu ngạch sang Trung Quốc”.

Theo ngành nông nghiệp, việc nông dân bắt OBV bán cho thương lái đã xuất hiện trong mấy năm gần đây, đặc biệt là vào mùa lũ, khi lượng OBV ngoài đồng rất nhiều. Đây là cách làm thủ công rất tốt, giúp nông dân giảm chi phí tiêu diệt bằng hoá chất trong vụ lúa đông xuân sau lũ. Tuy nhiên, sẽ rất nguy hiểm nếu nông dân thấy OBV giá cao, tổ chức nuôi sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Ông Đặng Ngọc Giao, Phó Giám đốc sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang cho biết: “Ngành nông nghiệp hiện quản lý rất chặt chẽ và nghiêm cấm việc nông dân nuôi loài động vật ngoại lai này để vì mục đích kinh doanh. Vì vậy mấy năm nay tới mùa lũ nông dân ra đồng bắt OBV về bán cho những hộ dân làm thức ăn trong chăn nuôi hay bán cho các chủ vựa…”

Theo danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 532

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 531


Hôm nayHôm nay : 46888

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 709414

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70936729