17:20 EDT Thứ sáu, 19/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Kim ưu 18 năng suất vượt trội

Thứ tư - 17/06/2015 04:59
Ngoài đặc tính sinh trưởng, phát triển và khả năng kháng bệnh tốt, Kim Ưu 18 còn hứa hẹn cho năng suất vượt trội.
Với năng suất vượt trội, Kim ưu 18 là lựa chọn ưu tiên trong những vụ tới

Với năng suất vượt trội, Kim ưu 18 là lựa chọn ưu tiên trong những vụ tới

Lúa Kim ưu 18 được đưa vào SX tại huyện Phú Lương (Thái Nguyên) trong vụ xuân 2015 theo chủ trương của địa phương về việc tăng cường thâm canh giống lúa lai có tiềm năng năng suất cao, TGST ngắn, khả năng chống chịu sâu bệnh và các điều kiện bất thường về thời tiết, nâng cao giá trị trên một đơn vị SX.
Qua đánh giá, Kim ưu 18 phù hợp với điều kiện canh tác của địa phương và là một trong những lựa chọn ưu tiên trong việc xây dựng bộ giống lúa thích hợp để bổ sung vào cơ cấu giống.
Giống lúa lai 3 dòng Kim ưu 18 được Cty TNHH Khoa học kỹ thuật giống cây trồng Đắc Nguyệt (Tứ Xuyên, Trung Quốc) lai tạo và SX. Giống được công nhận SX tại Việt Nam từ 2012. Trong vụ xuân 2015, tại Thái Nguyên, giống được gieo cấy tại xóm Cây Hồng (xã Động Đạt, huyện Phú Lương).
Bà Hoàng Thị Phương, cán bộ Trạm Khuyến nông huyện Phú Lương trực tiếp phụ trách mô hình cho biết, so sánh với giống đối chứng là Nhị ưu 838, Kim ưu 18 có có tỷ lệ nảy mầm cao hơn hẳn (Kim ưu cho tỷ lệ nảy mầm đạt 96%, Nhị ưu 838 đạt 92%).
Khả năng đẻ nhánh, số dảnh hữu hiệu, đều cao hơn giống đối chứng. Lúa trỗ tập trung và có TGST ngắn hơn so với Nhị ưu 838.
Kết quả theo dõi sâu bệnh hại cho thấy, Kim ưu 18 gần như miễn nhiễm với bệnh đạo ôn và rầy nâu, trong khi Nhị ưu 838 bị ảnh hưởng nặng, nhẹ khác nhau. Các bệnh khô vằn, rầy lưng trắng hoặc sâu đục thân ảnh hưởng nhẹ trên ruộng lúa Kim ưu 18 nhưng mức độ lại cao hơn trên ruộng đối chứng.
Cũng trong vụ xuân 2015, Kim ưu 18 được gieo cấy tại HTX Mộ Đạo (Quế Võ, Bắc Ninh). Qua theo dõi SX cho thấy, Kim ưu 18 có TGST vụ xuân 125 ngày (ngắn hơn so với quy trình SX giống từ 3 - 5 ngày), tương đương với giống Khang dân 18 gieo cấy cùng trà. Chiều cao cây trung bình 110 cm, khả năng chống đổ khá. Trỗ thoát cổ bông, thời gian trỗ tập trung (4 - 5 ngày). Các đối tượng sâu bệnh gây hại ở mức độ nhẹ. Bà con không phải sử dụng thuốc BVTV; lúa sinh trưởng phát triển tốt, các yếu tố cấu thành năng suất đạt khá, số bông hữu hiệu trung bình đạt 5,8 bông, số hạt chắc/bông trung bình 168 hạt. Năng suất thực thu đạt 80 tạ/ha.
Ngoài đặc tính sinh trưởng, phát triển và khả năng kháng bệnh tốt, Kim Ưu 18 còn hứa hẹn cho năng suất vượt trội. Trong cùng điều kiện canh tác như nhau, số bông, số hạt chắc trên bông của Kim ưu 18 đều đạt cao. Năng suất lý thuyết của giống có thể đạt tới 108 tạ/ha và năng suất dự tính ước đạt 87 tạ/ha.
Ông Đỗ Văn Điền ở xóm Cây Hồng cho hay, gia đình ông tham gia mô hình với diện tích 2 sào. Lúa tốt bời bời, ngợp đồng. Bây giờ lại thấy tiếc vì không trồng tất thảy lúa Kim ưu 18.
Ông Ngô Văn Thiện ở cùng xóm cho biết, ruộng lúa Kim ưu 18 nhìn rất bắt mắt. Lúa dễ tính, dễ chăm sóc, sâu bệnh hại rất ít, nếu năng suất đạt cao thì vụ sau gia đình ông sẽ chuyển hết diện tích sang trồng Kim ưu 18.
Ông Đặng Văn Trung, PGĐ Cty CP Vật tư kỹ thuật nông nghiệp Bắc Giang, đơn vị nhập khẩu và phân phối giống cho biết, Kim ưu 18 rất phù hợp với tập quán sử dụng gạo của các địa phương miền núi với chất lượng gạo rất tốt, hạt gạo dài, cơm mềm dẻo, ăn ngon đậm và có mùi thơm nhẹ.
Ông Vũ Thăng Long, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Phú Lương cho biết, thực tế diện tích lúa lai của huyện Phú Lương đang chiếm khoảng 25% cơ cấu giống của địa phương. Trong những giống lai thì Syn 6 đang tạm dẫn đầu về năng suất với trên 70 tạ/ha.
Trong số 75% diện tích còn lại thì Khang dân 18 chiếm tới ½ diện tích, năng suất chỉ đạt xấp xỉ 60 tạ/ha. Kim ưu 18 với năng suất vượt trội sẽ là lựa chọn mang tính đột phá để thay đổi dần cục diện “lõm” về cơ cấu giống tại địa phương.
Từ thực tế đó, huyện Phú Lương đã đề nghị Sở NN-PTNT Thái Nguyên sớm đưa Kim ưu 18 vào cơ cấu giống để các địa phương trong tỉnh mở rộng SX đại trà.
Tham dự hội thảo đánh giá giống, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt Trần Xuân Định cho biết, mục tiêu cuối cùng khi quyết định lựa chọn giống là hiệu quả kinh tế của giống đó.
Theo đó, Kim ưu 18 cho lợi nhuận đạt trên 30 triệu đ/ha, cao hơn giống đối chứng tới 12 triệu đ/ha. Đó chính là tiêu chí số một để Kim ưu 18 sớm khẳng định vị trí trong thời gian tới.
Theo: nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 324


Hôm nayHôm nay : 43896

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 864916

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64850860