09:59 EDT Thứ sáu, 03/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Kinh nghiệm trồng chuối theo GAP của Philippines

Thứ tư - 03/10/2012 03:35
Chuối là loại cây ăn trái quan trọng bậc nhất đối với Philippines về mặt sản lượng và diện tích. Do có giá trị dinh dưỡng và giá cả rẻ hơn so với xoài và khóm (dứa) nên chuối dễ tiêu thụ.

 

Từ đó đã khuyến khích nông dân Philippines trồng trong nhiều vùng sản xuất trên cả nước với khoảng 80 giống chuối khác nhau cho nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Trong đó giống chuối Saba (còn gọi là Cardaba) - một giống lai tam bội có nguồn gốc Philippines, có nhu cầu tiêu thụ khá cao.

Ở nước ta, mặt hàng chuối cũng chiếm vai trò quan trọng về kinh tế và xã hội. Hàng năm kim ngạch xuất khẩu chuối của Việt Nam sang Trung Quốc chiếm tỷ lệ lớn và ổn định. Theo đề án quy hoạch phát triển đến năm 2020 của Bộ NNPTNT, chuối là cây chủ lực ở nhiều địa phương. Nhiều nhà vườn ở ĐBSCL đang trồng chuối để xuất khẩu tăng thu nhập. Bộ Công Thương xem việc xuất khẩu chuối là một mặt hàng quan trọng mà Việt Nam có nhiều lợi thế. Còn ở Hướng Hóa (Quảng Trị) cây chuối là cây xóa đói giảm nghèo và làm giàu của không ít hộ gia đình…

Trồng chuối ở Việt Nam còn manh mún, chưa có quy hoạch vùng tập trung.

Tuy nhiên, việc sản xuất chuối hàng hóa của nước ta nhìn chung còn lạc hậu, chủ yếu trồng với diện tích nhỏ, manh mún, chưa có quy hoạch vùng tập trung. Một số công ty thu mua chuối xuất khẩu từ các hộ nông dân trồng rải rác trên những vùng đồi núi ở tỉnh Lâm Đồng, chi phí thu mua và vận chuyển cao. Còn ngành trồng chuối cho xuất khẩu của Philippines, vì họ tổ chức được vùng trồng tập trung và hợp tác hóa nên đã áp dụng được công nghệ tự động hóa theo kiểu dây chuyền rất hiện đại. Chuối xuất khẩu sang các nước châu Âu yêu cầu sản phẩm an toàn nên Philippines đã áp dụng quy trình sản xuất theo GAP nhiều năm nay và có nhiều kinh nghiệm tốt cho nước ta đối với việc phát triển sản xuất chuối cho xuất khẩu theo VietGAP.

Trong quá trình xây dựng vùng chuối xuất khẩu theo GAP, để tăng năng suất và hiệu quả ở các trang trại, Philippines đã nghiên cứu áp dụng các yếu tố như: Sử dụng lao động và phân bón phù hợp theo PhilGAP, chủ nhân hoạt động kiểu trang trại đa dạng hóa, điều kiện đất đai phù hợp, khoảng cách giữa các đồi trồng chuối trên dưới 20m và khoảng cách từ trang trại đến nhà ở của người trồng ngắn… Đây là những yếu tố quyết định giúp tăng năng suất và lợi nhuận cao hơn những vùng không áp dụng PhilGAP.

Các giải pháp phát triển sản phẩm PhilGAP là: Đảm bảo an toàn thực phẩm, đáp ứng yêu cầu của các nhà bán lẻ, ưu tiên nhu cầu đổi mới và kỳ vọng của người tiêu thụ, các đòi hỏi về thương mại theo tiêu chuẩn WTO, PhilGAP phải phù hợp với GlobalGAP và chương trình GAP các nước khác.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 224

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 222


Hôm nayHôm nay : 55133

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 171003

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60492960