07:20 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Kinh nghiệm trồng khoai lang Nhật Bản

Thứ năm - 10/05/2012 05:31
Khoai lang là một trong 4 loại cây lương thực chính của chúng ta (cùng với lúa, ngô, sắn). Nếu so sánh, ta sẽ thấy, đó là loại cây dễ trồng nhất, nhanh cho ăn nhất và ăn được nhiều thứ nhất (cả củ, lá và thân).
Kinh nghiệm trồng khoai lang Nhật Bản

Kinh nghiệm trồng khoai lang Nhật Bản


Cứ tưởng chỉ những người nghèo mới ăn khoai nhưng thực ra, người giàu cũng thích món khoai lắm! Chỉ có điều, họ ăn lấy vui còn bà con ta thì… ăn lấy no!

Xét về mặt hương vị thì khoai lang hơn đứt mấy loại cây lương thực khác. Nó có hàm lượng đường cao nên có vị ngọt, ăn rất hấp dẫn. Tuy hàm lượng dinh dưỡng ở khoai lang thấp hơn ở khoai tây, nhưng dân ta vẫn thích ăn khoai lang luộc hơn khoai tây. Người cầu kỳ còn cắt khoai lang thành từng khoanh và đem đi hấp. Khi chín, những lớp mật ứ trên miếng khoai ăn rất ngon.

Ở khu du lịch Sa Pa, buổi tối, khách thường kéo ra khu chợ để thưởng thức khoai lang nướng. Nó không những nóng hổi, ngọt lừ, mà còn có hương thơm ngào ngạt. Du khách nước ngoài rất thích khoai lang nướng…

Khoai lang còn được làm ra hàng loạt các loại bánh trái khác nhau. Tuy nhiên, giá khoai lang lại luôn luôn rẻ. Sợ dân mình coi thường nên các cụ vẫn dặn:

“Được mùa chớ phụ ngô khoai. Đến khi thất bát, lấy ai bạn cùng”.

Ấy thế mà gần đây, có loại khoai lại lên giá ngất ngưởng. Đó là khoai lang Nhật Bản. Người đầu tiên nghĩ tới việc này là anh nông dân Đỗ Quý Hạo. Anh tìm trên mạng và thấy người Nhật cũng ăn khoai lang nhưng giống của họ là giống khác. Anh nhờ các nhà khoa học sang Nhật và đưa vài dây khoai đó về. Anh nhân chúng ra rồi đem đi trồng. Khi đã có kha khá khoai, anh lại chào bán trên mạng. Người Nhật biết tin đã kéo sang mua hết khoai của anh. Thế là từ đó, dân ta nô nức trồng khoai lang Nhật Bản.

Ở tỉnh Đăk Nông, riêng 2 huyện Tuy Đức và Đăk Song, vụ thu đông 2010 đã trồng tới gần 2.000ha khoai lang Nhật Bản lãi suất lên tới trên 100 triệu/ha. Anh nông dân Vũ Văn Tiên ở thôn Thuận Tình, xã Thuận Hạnh của huyện Đăk Song trồng 3ha và lãi tới 327 triệu/vụ. Khoai lang đâu có khó trồng. Đất nào cũng trồng được chúng. Chỉ có điều chớ trồng chúng liên tục trên một thửa đất. Ông cha ta có câu: “Khoai đất lạ, mạ đất quen”.

Sau mỗi vụ khoai, bà con ta nên luân canh khoai lang với ngô, lúa, rau, đậu hoặc các loại cây trồng của địa phương.

Cần làm đất kỹ và bón lót đầy đủ. Ta dùng phân chuồng đã ủ kỹ và toàn bộ phân lân để bón lót. Sau khi trồng, ta bón thúc thêm 2 đợt nữa. Lưu ý, riêng đối với cây khoai lang, ta phải nhấc dây và vun luống để cây tập trung nuôi cho củ.

Nhớ chọn giống có nguồn gốc rõ ràng và liên kết với nhau để có đầu tiêu thụ thuận lợi.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 275

Máy chủ tìm kiếm : 6

Khách viếng thăm : 269


Hôm nayHôm nay : 42064

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 993093

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72675802