Cụ thể, dựa vào số liệu tăng trưởng GDP 9 tháng đầu năm 2016 so với các cùng kỳ của 6 năm về trước, tăng trưởng GDP 9 tháng qua qua thấp hơn hẳn so với cùng kỳ năm 2015, 2010, 2012 và chỉ nhỉnh hơn so với tăng trưởng trong cùng kỳ các năm như 2012, 2013, 2014.
Mặc dù trong 3 quý vừa qua thì quý III/2016 có mức tăng trưởng GDP cao nhất, song sự suy giảm chung đã kéo giảm tăng trưởng của 9 tháng trong năm. Đáng chú ý, tăng trưởng ngành nông nghiệp ngày càng thấp, trong đó 9 tháng qua ngành này chỉ tăng chưa đầy 1%, có thời điểm ghi nhận tăng trưởng âm.
Nguyên nhân là do hạn hán ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; xâm nhập mặn ở Đồng bằng Sông Cửu Long và đặc biệt tác động của sự cố môi trường do Formosa xả chất thải ra biển khiến cá chết tại 4 tỉnh miền Trung là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, làm giảm khả năng đánh bắt, thiệt hại trực tiếp đến ngành nuôi trồng thủy sản địa phương.
Về cân đối ngân sách, 9 tháng đầu năm, chi ngân sách đã vượt lên con số hơn 800.000 tỷ đồng, trong khi nguồn thu ngân sách không gia tăng, nguồn chi ngày càng lớn khiến số bội chi ngân sách rất tăng hơn chục nghìn tỷ so với cùng kỳ các năm trước. Nỗi ám ảnh bội chi và nợ công đối với nền kinh tế đang ngày một nặng nề.
Về thương mại, dù Việt Nam tiếp tục xuất siêu, song tháng 9 ghi nhận nhập siêu hơn 100 triệu USD, trong số đó, DN FDI vẫn đạt mức xuất siêu lớn, có giá trị gia tăng cao; khu vực DN Nhà nước, DN trong nước nhập siêu lớn. Tổng cục Thống kê khẳng định, kim ngạch xuất khẩu 9 tháng năm nay tăng thấp chủ yếu do giá xuất khẩu bình quân giảm 3,14% so với cùng kỳ, trong đó nhóm hàng nông sản thực phẩm giảm 5,8%, nhóm hàng nhiên liệu giảm 29,6%.
9 tháng đầu năm cũng ghi nhận những tín hiệu vui từ khu vực DN, trong đó nhờ môi trường đầu tư và kinh doanh cải thiện nên chỉ số DN thành lập mới tăng cao hơn gần 20.000 so với cùng kỳ năm trước, số DN quay trở lại cũng tăng đột biến, ngược lại số DN phá sản, chờ phá sản đã giảm hơn 1.000 DN so với cùng kỳ năm trước.
Theo dantri.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn