06:54 EST Thứ năm, 26/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Kịp thời bón phân Văn Điển cho lúa xuân

Thứ hai - 24/03/2014 21:30
Thời tiết rét đậm vào giữa tháng 2 đúng vào thời vụ tập trung cấy lúa xuân của Hà Nội nhưng do cán bộ chỉ đạo sản xuất nông nghiệp và bà con nông dân xử lý nên đã hạn chế diện tích lúa chết rét.
Bón lót phân kịp thời

Nông dân ngoài việc sử dụng các giải pháp chống rét thông thường, còn sử dụng biện pháp bón phân cho mạ, bón lót và bón thúc bổ sung kịp thời ngay sau khi thời tiết ấm lên cho lúa mau hồi phục nên diện tích lúa chết rết rất thấp. Điều đó đã được chứng minh ở một số huyện và HTX đã sử dụng hợp lý các loại phân bón trong đó có phân bón của Công ty CP Phân lân Văn Điển.

Huyện Mê Linh nổi tiếng với nghề trồng hoa, việc thâm canh lúa trong những năm gần đây cũng có nhiều tiến bộ. Ông Phùng Văn Chiến - Trưởng phòng Kinh tế cho biết: “Do áp dụng được nhiều biện pháp chống rét nên diện tích lúa chết rét toàn huyện chỉ có hơn 20ha trên 4.350ha lúa đã gieo cấy, kể cả trên mạ và trên lúa hầu hết đều được bón lót phân NPK Văn Điển”.
(Ảnh minh hoạ - Nguồn: Internet)
(Ảnh minh hoạ - Nguồn: Internet)

Xuôi về phía nam thành phố Hà Nội các huyện đồng trũng Thanh Oai, Phú Xuyên, Ứng Hoà, Mỹ Đức đã thành tập quán chủ yếu sử dụng sản phẩm của Công ty Phân lân Văn Điển nên có nhiều kinh nghiệm bón lót phân lân nay là lót NPK cho mạ và cho lúa để tăng khả năng chịu rét và phòng ngừa bệnh nghẹt rễ.

Bà Lê Thị Kim Thuý - Trưởng phòng Kinh tế huyện Mỹ Đức cho hay: “Đến ngày 3.3 toàn huyện đã gieo cấy xong 8.084ha lúa. Nét mới trong vụ xuân năm nay là huyện đưa nhiều diện tích lúa lai lên trên 40% tổng diện tích và giống lúa lai chủ yếu là giống GS9. Về phân bón có nhiều loại được sử dụng nhưng loại phân bón có uy tín và hiệu quả chiếm thị phần chủ yếu vẫn là phân đa yếu tố NPK Văn Điển.”

An Mỹ, huyện Mỹ Đức là một lá cờ đầu trong ngành nông nghiệp của thành phố, ông Nguyễn Văn Tài- Chủ nhiệm HTX phấn khởi: “Đã có kinh nghiệm nhiều vụ gieo sạ nên thấy rét đậm kéo dài không sốt ruột, chỉ đến khi thời tiết ấm từ ngày 16 đến ngày 18.2 mới gieo. Hiện nay chúng tôi đang lấy nước, bón thúc phân NPK Văn Điển, lúa lên xanh đều không phải tỉa giặm”.

Việc sử dụng phân bón Văn Điển cũng tăng hiệu quả chống rét rõ rệt, ông Lê Văn Tín - Chủ nhiệm HTX Ngọc Động, huyện Ứng Hoà nhận xét: “Từ nhiều năm nay HTX sử dụng chủ yếu phân bón của Công ty CP Phân lân Văn Điển.

Có thể một nguyên nhân vụ này hầu hết được bón lót phân NPK Văn Điển nên không có diện tích lúa bị chết rét. Đến nay nhiều ruộng lúa được bón NPK Văn Điển lúa đã ra lá nõn xanh non và bắt đầu đẻ nhánh, so với ruộng không bón hầu như lúa chưa thay lá mới”.

Bón thúc phải đúng kỹ thuật

Kinh nghiệm qua nhiều năm vụ xuân đầu vụ gặp khó khăn do thời tiết rét đậm ảnh hưởng tới mạ và lúa mới cấy nhưng khắc phục được đảm bảo cấy hết diện tích, kịp thời vụ và được cơ cấu giống hợp lý thì vụ đó được mùa lớn. Bước đầu trong sản xuất lúa vụ xuân Hà Nội đã làm được như vậy.

Hiện nay tiết xuân ấm nồng, mưa xuân bay nhè nhẹ như tiếp sức cho những cánh đồng lúa xuân lên xanh mơn mởn. Hoà trong khí thế sôi nổi bà con nông dân đang dồn sức ra đồng chăm sóc cho lúa.

Theo khuyến cáo của các nhà kỹ thuật: Cùng với việc đảm bảo đủ nước, cào cỏ, phòng trừ sâu bệnh, việc bón phân thúc đúng kỹ thuật cũng là một trong những khâu quan trọng.

Theo khuyến cáo của các nhà kỹ thuật: Cùng với việc đảm bảo đủ nước, cào cỏ, phòng trừ sâu bệnh, việc bón phân thúc đúng kỹ thuật cũng là một trong những khâu quan trọng.

Thời tiết như vụ xuân năm nay trà lúa cấy sau tết khoảng 10.2 sau cấy 15 – 20 ngày phải bón thúc + cào cỏ, trà lúa cấy giữa tháng 2 đến đầu tháng 3 sau cấy 10 – 15 ngày phải bón thúc + cào cỏ. Tốt nhất là thăm đồng khi thấy lúa bén chân bắt đầu ra lá mới là bón thúc + cào cỏ. Kể cả bón bằng phân đạm hoặc phân NPK chỉ bón thúc một lần như trên sau này chỉ bón đón đòng khi lúa có biểu hiện thiếu phân và sạch sâu bệnh.

Phải bón thúc sớm, bón tập trung như vậy để cung cấp kịp thời thức ăn cho lúa đẻ nhánh vì ngay sau khi lúa bén chân là lúa đẻ nhánh và thời gian đẻ nhánh hữu hiệu không dài. Thực tế nông dân thường bón thúc muộn, phân đạm hoặc phân NPK chia làm nhiều đợt bón làm cho lúa đẻ lai dai sinh ra nhiều nhánh vô hiệu và dễ phát sinh sâu bệnh “lúa đủ dảnh hữu hiệu rồi phải đặt vòng cho lúa, lại tháo vòng ra”.

Loại phân bón thúc nên thay bón phân đạm đơn bằng bón phân NPK trong đó có loại phân được ưa chuộng phổ biến là phân đa yếu tố NPK 16.5.17 chuyên dùng bón thúc cho lúa của Công ty CP phân lân Văn Điển, bón một sào từ 15 – 20kg.
Theo danviet.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 247

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 246


Hôm nayHôm nay : 37838

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1150880

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72833589