21:30 EST Thứ năm, 26/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Kỳ lạ tập tục rước “thần lá” giữ bình yên cho dân làng

Thứ hai - 11/06/2018 10:54
Với quan niệm, chiếc lá là đại diện cho thần rừng, là hiện thân của sức mạnh, nên từ bao đời nay, người đồng bào H’rê ở xã Ba Tô (huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi) vẫn duy trì tục lệ rước “thần lá” về nhà, về làng để giữ bình yên cho gia đình, buôn làng.

ky la tap tuc ruoc “than la” giu binh yen cho dan lang hinh anh 1

Lễ trồng thần cây “cúng” của đồng bào H’rê

“Thần lá”, cây “cúng”

Từ xưa đến nay, người đồng bào H’rê ở xã Ba Tô quan niệm chiếc lá là đại diện của thần rừng, của Yàng (ông Trời) nên có sức mạnh vô cùng to lớn và có thể bảo vệ được cho dân mình khỏi những người xấu và tránh được con ma. Vì vậy, hễ chủ nhà đi vắng, họ sẽ lấy một lá cây hái ở rừng về cắm trước cửa để giữ nhà. Họ gọi đây là “thần lá”.

Theo đó, bất kỳ người lạ nào đi ngang thấy chiếc lá cũng sẽ như thấy chủ đang có ở nhà mà không được xâm phạm vào, kể cả là họ hàng thân thích. Gia đình khi đi vắng cũng không cần khóa cửa, mà chẳng ai dám bén mảng.

Nói về nghi thức rước “thần lá” về giúp gia đình giữ cửa nhà, già làng Đinh Văn Triên (ngụ thôn Mô Lang) cho hay, trước ngày đi vắng, chủ nhà sẽ phải tìm cho được hai quả trứng gà ung để làm phép. 

Đồng bào H’rê quan niệm rằng, trứng gà ung là thứ không mang lại sự sống nên là khắc tinh của ma quỷ và đồng thời sẽ giữ chân được “thần lá” ở lâu với gia đình. 

Đúng 12h đêm, thầy cúng sẽ đặt trứng lên mâm và xin đưa “thần lá” về. Sáng hôm sau, gia chủ phải dậy thật sớm, lên ngọn núi gần nhà nhất để hái một cành lá bất kỳ. 

Tuy nhiên, đó phải là cành lá không bị héo úa hay sâu bệnh. Sau đó, chủ nhà sẽ để cành lá ở trên hai quả trứng ung rồi khấn một lần nữa. Xong xuôi, họ sẽ đem “thần lá” ra cắm ở trước cổng và cứ vậy đi làm mà không cần đóng hay khóa cửa. 

Việc đặt nhiều chiếc lá trước nhà còn mang ý nghĩa thông báo cho dân làng biết gia đình đang có việc quan trọng như đau ốm, sinh đẻ hay ma chay... 

Chẳng hạn như nhà có người bệnh, chủ nhà cũng đặt hai quả trứng ung, con gà và rượu lên bàn rồi đọc thần chú, người bệnh sẽ nằm ở đó đến khi cúng xong mới được ra khỏi nhà. Khi cúng, chỉ có người bệnh và thầy cúng được phép ở nhà trên. 

“Trong quá trình cúng, người lạ cũng không được tự tiện vào nhà. Nếu ai muốn vào nhà phải thông báo cho gia đình trước là có bao nhiêu người, được gia chủ đồng ý thì mới được phép vào nhà. Tuy nhiên, khách chỉ được tiếp đón ở nhà dưới. Nếu ai không được sự đồng ý của gia chủ mà tự ý vào nhà phải chịu phạt bằng một ché rượu cần, một con gà”, già Triên cho biết.

Người đồng bào H’rê ở xã Ba Tô còn trồng cây “cúng” để phòng bệnh từ người lạ xâm nhập vào gia đình. Có hai loại cây “cúng” gồm: loại nhỏ được trồng làm phép một năm một lần, loại lớn 3 năm mới làm một lần. Cây “cúng” được làm từ cây đót, hoa đót, lông gà và lá rừng. Nếu “cây cúng” to thì có thêm cây tre làm rào chắn bảo vệ bên ngoài.

Già làng Đinh Văn Dàn (ngụ thôn Măng Lùn) cho biết: “Để làm lễ trồng cây cúng” bắt buộc phải có gà, nhà nào giàu có thì làm con heo. Thầy cúng sẽ xem chân gà và cho biết giờ nào thì trồng cây “cúng” tốt nhất. Nếu cây to, bắt buộc phải có heo để làm lễ. Cây “cúng” được trồng đến khi nào gãy mục thì mới dọn đi. 

Thông thường, loại cây to được trồng trước sân nhà, còn loại nhỏ được trồng ở cổng nhà. Chúng tôi tin rằng cây “cúng” sẽ giúp ngăn bệnh từ người lạ xâm nhập vào gia đình, giúp mọi người khỏe mạnh và làm ra nhiều lúa, ngô”.

Giữ bình yên cho buôn làng

Đối với người H’rê, trong cuộc sống hàng ngày, chiếc lá rừng không chỉ dùng để giữ nhà mà còn là vật giữ bình yên cho bản làng khỏi những thế lực xấu như ma quỷ và người lạ. 

Sau khi “thần lá” đi khỏi (tức cành lá bị héo), chủ nhà không được vứt lá lung tung mà phải đem vào nhà để lại trên giàn bếp cho đến khi lá... tự biến mất. 

Chính vì thế, đến nhà sàn của đồng bào H’rê, có thể dễ dàng nhìn thấy từng chùm lá cây khô treo trong gian bếp gia đình. Người H’rê tin rằng, nhà nào có lá trên giàn bếp sẽ được thần linh phù hộ mang mùa màng no đủ, con cái khỏe mạnh và có cuộc sống bình yên.

Vào mỗi dịp có liên hoan, cúng bái hay họp làng, đồng bào H’rê cũng rước “thần lá” về chung vui và cũng là để canh giữ giúp làng. Tuy nhiên, trong trường hợp này, trưởng làng hoặc già làng sẽ là người đứng ra cúng và chọn những thanh niên trai tráng khỏe mạnh để lên rừng hái lá. 

Già làng cũng rước “thần lá” bằng hai quả trứng gà ung và lẩm nhẩm trong miệng những bài cúng làm phép cho từng người dân trong làng. Đến sáng sớm hôm sau, khi lễ rước “thần lá” hoàn tất, tốp thanh niên được chọn sẽ lên rừng chặt những cây tre to nhất đem về làng. Sau đó, tre được chôn quanh làng tương tự một hàng rào chắc chắn. 

Từ lúc “thần lá” được dựng lên, người lạ không được lui tới làng nếu chưa được sự đồng ý của trưởng làng hoặc già làng. Người làng cũng không được phép ra khỏi hàng rào tre. Nếu phát hiện có kẻ cố tình xâm phạm thì kẻ đó sẽ mang tội với cả làng và buộc phải góp rượu, thịt để xóa phép và tránh được sự quở phạt của “thần lá”. 

“Nhờ có tục lệ này mà bao năm nay, cuộc sống bà con trong làng đều diễn ra tốt đẹp mà không hề xảy ra mâu thuẫn, gây gổ đánh nhau giữa trai làng mình và trai làng bên. Theo đó, an ninh trật tự cũng được đảm bảo. Còn nếu có trường hợp kẻ lạ mặt xâm phạm vào làng thì đều được giải quyết ổn thỏa, vui vẻ”, già Triên cho biết.

Ông Phạm Văn Ênh - cán bộ Văn hóa - Xã hội xã Ba Tô cho biết: “Người đồng bào H’rê ở các bản làng trên địa bàn xã vẫn còn lưu giữ tập tục “thần lá” để giữ nhà, giữ làng. Đây là phong tục truyền có từ rất lâu đời, trong đó nêu cao được tầm quan trọng của cây rừng và giúp tình hình an ninh trật tự của bản làng được yên bình, vì vậy cần được trân trọng và gìn giữ theo hướng tích cực”.

Ông Phạm Văn Ách - Trưởng Công an xã Ba Tô cho biết: “Tập tục “thần lá” giữ nhà, giữ làng của người đồng bào H’rê nơi đây đã có từ lâu đời. Tuy nhiên, việc tổ chức cúng bái, làm phép khi đau bệnh là không nên. Hàng tháng, chúng tôi tổ chức phân chia cán bộ về từng thôn bản vận động bà con bài trừ mê tín dị đoan, đau ốm bệnh tật hãy đến bệnh viện để điều trị. Bên cạnh đó, các cán bộ còn giải thích cho người dân biết, bệnh tật phát sinh từ cơ thể chứ không phải do thần bắt tội. Đến nay, tình trạng cúng bái chữa bệnh đã suy giảm được phần nào”. 

 
Theo Thắng Mỹ (PLVN)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 181

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 180


Hôm nayHôm nay : 50019

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1177064

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72859773