20:34 EST Thứ ba, 24/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng dê hậu bị giống

Thứ tư - 01/04/2015 21:50
Giai đoạn nuôi dê hậu bị kéo dài khoảng 4- 5 tháng đối với dê cái (từ sau khi cai sữa cho đến khi dê có chửa lần đầu) và 8-9 tháng đối với dê đực (từ sau khi cai sữa cho đến khi sử dụng dê đực để phối giống).

Là chủ nhân của đàn dê hơn 30 con cho thu nhập khủng hàng trăm triệu đồng mỗi năm, anh Đinh Văn Quỳnh chia sẻ kinh nghiệm: Một ngày trước khi cai sữa, cần tiến hành chọn những con dê đực, dê cái tốt nhất trong đàn để nuôi hậu bị, chú ý chọn những con có ngoại hình đẹp, cân đối, mang những đặc trưng của giống, sinh trưởng tốt và có cơ quan sinh dục phát triển bình thường.

Chăm sóc, nuôi dưỡng dê hậu bị giống để nâng cao chất lượng sản phẩm. Ảnh: Trần Quang

Trong giai đoạn này, tùy theo khối lượng và tuổi dê, mỗi ngày cần bảo đảm lượng thức ăn (thông qua chăn thả hoặc cho ăn tại chuồng) đối với mỗi con như sau: Thức ăn thô 2- 5kg; thức ăn tinh 0,2- 0,5kg. Đối với thức ăn tinh, cần hạn chế sử dụng các loại thức ăn giàu năng lượng như ngô, sắn, gạo… để tránh cho dê hậu bị nhanh béo mà vẫn bảo đảm cho dê sinh trưởng, phát triển bình thường. 

Thêm vào đó, bà con nông dân cần cung cấp đầy đủ nước sạch cho dê. Mỗi ngày cho dê vận động 3- 4 giờ. Hàng ngày làm vệ sinh chuồng nuôi, sân chơi, máng ăn, máng uống, đồng thời cần luôn bảo đảm chuồng nuôi khô ráo, sạch sẽ.

Đối với dê đực giống hậu bị, phải nuôi tách riêng và chỉ cho giao phối khi đạt 11- 12 tháng tuổi. Dê ở thời kỳ đầu sau khi cai sữa là thời kỳ chuyển tiếp từ bú sữa mẹ sang tự thu nhận các loại thức ăn, vì thế dê con thường bị khủng hoảng, dễ mắc các bệnh đường tiêu hóa như chướng bụng, đầy hơi, ỉa chảy. 

Bà con cần chú ý để đề phòng những trường hợp này cần lưu ý cho dê ăn các loại thức ăn chất lượng tốt, thức ăn, nước uống phải rất sạch sẽ, chuồng nuôi, sân chơi phải khô, sạch. Nếu chẳng may dê bị ỉa chảy hoặc thường xuyên chướng bụng đầy hơi, phải xem xét nguồn thức ăn, nước uống và có biện pháp điều trị kịp thời.
Theo danviet.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 285

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 283


Hôm nayHôm nay : 53558

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1072989

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72755698