12:25 EST Thứ năm, 09/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Kỹ thuật chăm sóc vườn Cam bù, Cam chanh thời kỳ quả non

Thứ bảy - 08/07/2017 12:12
Cây Cam bù, Cam chanh là các loại cây ăn quả đặc sản và nằm trong nhóm đối tượng cây con chủ lực của tỉnh. Đồng thời, đây cũng là những cây giúp xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho người dân vùng đồi núi của Hà Tĩnh nên việc áp dụng các biện pháp chăm sóc để đạt năng suất, chất lượng cao là hết sức cần thiết.

Ở thời kỳ quả non, cây Cam bù, Cam chanh rất cần nước, dinh dưỡng khoáng để hoàn thiện các cơ quan trong quả và quyết định đến năng suất, chất lượng quả sau này. Vì vậy, cần thiết phải tác động đầy đủ các biện pháp canh tác sau:

  1. Các biện pháp canh tác:

1.1. Làm cỏ, vệ sinh vườn cây: Xới xáo, làm sạch cỏ quanh tán cây và toàn vườn, sau đó vệ sinh sạch sẽ vườn cây, quét vôi vào gốc, cành lớn.

          1.2. Vệ sinh các cụm quả, tỉa quả định hình: Rung nhẹ, gạt bỏ hết cánh hoa trên tán lá, dính ở cụm quả, quả non. Tỉa bớt những quả non mới đậu không đúng hình thái, bị sâu, bệnh hại, những chùm quả đậu quá nhiều.

          1.3. Tưới nước, tủ gốc giữ ẩm:

          - Thường xuyên đảm bảo cho vườn bưởi đủ ẩm bằng cách tưới nước tràn trên mặt đất nhằm cung cấp nước cho cây trồng và góp phần hòa tan dinh dưỡng để cây trồng dễ hút phân bón đồng thời hạn chế quá trình quả non bị rụng. Sau đó dùng 80 – 100kg hỗn hợp hữu cơ khô dễ hoai mục tủ cho 1 gốc cây như: Lá cây, cỏ khô, rơm, rạ….tủ quanh tán cây và cách gốc 0,4 – 0,6m (Tủ càng dày càng tốt)

  1. Bón phân:

          2.1. Lượng phân bón: Tùy theo tuổi cây, tình hình sinh trưởng và khả năng đậu quả của năm trước và dinh dưỡng trong đất và có thể sử dụng lượng phân bón cho 1 cây Cam bù, Cam chanh ở giai đoạn này như sau: Đạm urê A: 0,3 – 0,35 kg,  kaly clorua: 0,25 – 0,3 kg. Nếu giai đoạn chăm sóc sau vụ thu hoạch mùa trước chưa có hoặc bón chưa đủ phân chuồng thì nên ngâm 100 – 150 kg phân trâu, bò cùng với 5 – 7 kg lân lâm thao, 4 – 5 kg vôi bột trong 200 – 300 lít nước rồi hòa loãng cùng với lượng đạm, kaly ở trên để tưới cho 10 – 15 cây bưởi (thời gian ngâm 4 – 6 ngày)

          2.2. Phương pháp bón: Vãi đều phân quanh tán cây trồng rồi tưới nước đẫm hoặc hòa phân vào nước tưới quanh tán rồi tủ gốc giữ ẩm.

          2.3. Thời gian bón: Tùy thời gian tắt hoa, đậu quả để lựa chọn thời gian bón phân phù hợp. Năm 2016 theo thực tế trên các vườn bưởi thì thời gian bón phân giai đoạn này được tiến hành từ ngày 01/5 và kết thúc vào trung tuần tháng 5.

          2.4. Sử dụng chất điều tiết sinh trưởng: Có thể sử dụng một số chế phẩm điều tiết sinh trưởng phun lên tán cây, quả non như: KH Thanh Hà, K.Humatte và một số nhóm kích thích sinh trưởng có hiệu quả khác.

  1. Một số sâu bệnh đang gây hại và biện pháp phòng, trừ:

          3.1. Côn trùng gây hại: Giai đoạn này có khá nhiều côn tùng gây hại như: Bọ cánh cam, sâu nhớt, rệp, sâu róm, sâu đục quả non… nhưng gây hại nghiêm trọng nhất là bọ cánh cam màu trắng, sâu róm: có thể sử dụng 10 gam Sec Saigon 10EC pha trong 16 lít nước phun kỹ lên quả non, tán cây vào sáng sớm hay chiều tối khi cây đang khô lá để phòng trừ.

          3.2. Nhện hại:

          - Giai đoạn này trên cây cam có 4 loại nhện cùng xuất hiện và gây hại nhưng nguy hại nhất vẫn là nhện đỏ. Nhện đỏ vừa gây hại cả quả non, lá bánh tẻ của lộc xuân, chúng hại quả làm cho vỏ quả khi lớn lên xù xì, hại lá làm ảnh hưởng đến quang hợp.

          - Để phòng nhện đỏ gây hại có thể dùng một trong 3 loại thuốc sau: Outus 5EC, Dandy 15EC, Comite 73EC phun phòng lên quả, toàn bộ tán cây khi quả có kích thước từ 0,5cm trở lên, liều lượng phun được ghi trên nhãn của từng loại thuốc, khi phun nhớ phun từ dưới tán cây lên.

          3.3. Bệnh hại:

          a/ Bệnh nấm mốc: Đây là bệnh gây hại khá nguy hiểm trên quả non bắt đầu từ giai đoạn quả sinh trưởng mạnh trước mùa khô và đầu mùa mưa trên quả sắp chín. Khi gây hại thường làm cho quả thối và rụng. Phòng trừ hiệu quả nhất là vào giai đoạn quả non ổn định (Trung tuần tháng 4) dùng 15 – 20g Ridomil gold 68WG pha trong 16 lít nước hoặc 5ml Score 250EC pha trong 16 lit nước phun phòng lên toàn bộ quả non hay quả sắp chin và toàn bộ tán cây.

          b/ Một số bệnh khác: Giai đoạn này trên cây cam có một số bệnh gây hại là: Muội đen (Gây hại quả), nấm hồng (hại lá)…Nhưng mức độ gây hại nhẹ. Dùng 30 – 35g Ridomil gold 68WG pha trong 16 lít nước để phun phòng lên toàn bộ tán, thân cây (khi bệnh chưa xuất hiện) trường hợp cây đã bị bệnh gây hại dùng 40–45g Ridomil gold 68WG hòa trong 16 lít nước để phun lên toàn bộ tán, thân cây.

Theo Trịnh Triều/khuyennonghatinh.com
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 118


Hôm nayHôm nay : 56140

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 320351

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73367322