20:39 EDT Thứ hai, 06/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Kỹ thuật nuôi lươn thương phẩm

Thứ sáu - 18/10/2013 10:49
I. Đặc điểm sinh học Lươn là loài động vật lưỡng tính sống ở nước ngọt thuộc họ cá mang liền. Lươn có thịt nhiều (tỷ lệ thịt đến 65%), ít xương, chất thịt mềm, dinh dưỡng phong phú, mùi vị thơm ngon. Đây là đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao.

Điều kiện khí hậu của nước ta rất phù hợp cho lươn phát triển, có thể nuôi lươn khắp mọi miền đất nước. Lươn thích sống ở những vùng nước sạch, tuy nhiên chúng có tập tính luồn lách, chui rúc trong bùn, thậm chí những nơi nước bùn thối bẩn, thiếu ôxy chúng vẫn sinh sống được. Lươn thường thích ở nơi đất thịt pha sét, đất bùn. pH thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của lươn từ 6,2 - 6,5.

Lươn là loài ăn tạp nhưng ăn động vật có chất tanh là chính. Trong tự nhiên, thức ăn của lươn là: giun, ốc, tôm, tép, cá con, nòng nọc và những động vật trên cạn gần mép nước như: giun, dế...
 
II. Kỹ thuật nuôi lươn thương phẩm
Tuỳ thuộc vào điều kiện có thể nuôi lươn trong ao hay trong bể.
1. Chọn địa điểm nuôi
Địa điểm nuôi lươn nên chọn nơi có địa thế hơi cao, hướng về phía mặt trời, tránh hướng gió, nguồn nước phong phú, phải chủ động, yêu cầu chất nước tốt, khộng bị ô nhiễm cấp thoát nước thuận lợi.
* Ao nuôi:
Kích thước ao tuỳ theo qui mô nuôi mà quyết định, ao nhỏ có thể vài m2, ao lớn 100m2, thông thường ao nuôi lươn có diện tích từ 20 - 50 m2. Ao nuôi lươn có thể là ao có bờ đất hoặc ao được xây bao tường bằng xi măng, chỉ cần nắm vững nguyên tắc phòng được lươn bò đi, dễ đánh bắt, lấy nước vào và tháo nước dễ.
* Bể nuôi:
Bể nuôi có thể là bể xây bằng xi măng, bể bạt (dùng bạt nilon lót đáy, căng 4 góc). Diện tích tùy theo điều kiện, có thể 4-100m2, chiều cao khoảng 1m, bể nuôi cần có cống cấp, thoát nước riêng biệt
2. Chọn giống và thả giống
Giống thả nuôi cỡ 30-60 con/kg, phải chọn cỡ đồng đều nhau.Chọn lươn giống có nhiều nhớt, hoạt động nhanh nhẹn, không xây xát. Theo kinh nghiệm lươn có màu vàng sẫm, phát triển tốt nhất. Lươn màu vàng xanh, phát triển bình thường. Lươn màu xám tro, chậm lớn hơn.
Thời gian thả khoảng đầu tháng 4. Mật độ thả phải căn cứ vào điều kiện môi trường, kích cỡ và trình độ quản lý của người nuôi mà quyết định, thông thường 80 - 160 con/m2. Trước khi thả nuôi dùng dung dịch nước muối 3- 4% tắm cho lươn trong 4 - 5 phút hoặc dung dịch thuốc tím 10-20 ppm tắm lươn trong 10 – 30 phút.
3. Chăm sóc và quản lý
·     * Thức ăn:
·  Tận dụng thức ăn tự nhiên như trai, ốc, hến giun, tép, cá tạp xay nhuyễn,... Ngoài thức ăn động vật ra cũng có thể cho lươn ăn cám, bã đậu, bột ngô, khoai, sắn, các loại rau quả băm vụn trộn chung với thức ăn chính của lươn. Lươn có tính lựa chọn thức ăn rất cao. Nó đã ăn quen một loại thức ăn nào đó muốn đổi thức ăn khác rất khó. Vì vậy, trong giai đoạn đầu cần phải thuần dưỡng, cho ăn các loại thức ăn dễ kiếm, giá rẻ, tăng trọng nhanh.
Thường xuyên trộn Vitamin C, men tiêu hoá vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho lươn.
 * Quản lý ao, bể  nuôi:
- Quản lý chất nước: Nuôi ao định kỳ  5 - 7 ngày thay nước 1 lần. Nuôi bể định kỳ 2 -3 ngày thay nước một lần. Mùa hè nhiệt độ cao thời gian thay nước ngắn hơn, thường xuyên vớt bỏ thức ăn thừa, rác bẩn. Định kỳ dùng các chế phẩm sinh học như Zeolit, bột Yucca để xử lý môi trường nuôi.
- Mùa hè nắng nóng phải làm dàn che mát hoặc thả nuôi trong ao một ít rong bèo, dâng mực nước lên 30 - 40 cm, thường xuyên thay nước. Mùa đông quá rét che chắn gió mùa đông bắc. Khi nhiệt độ dưới 10oC, tháo cạn nước, chỉ giữ lại một ít đồng thời phủ lên 1 lớp rơm rạ giữ nhiệt độ, đảm bảo lươn qua đông được an toàn.
- Thường xuyên kiểm tra ao, bể nuôi, chống các loài địch hại như mèo, chuột,... vào bắt lươn.
- Phòng lươn bò trốn: Lươn rất hay bò trốn đi nơi khác nhất là lúc trời mưa liên tục, nước dâng lên, chỗ cống bị thủng, hoặc đáy ao bị nứt nẻ, có lỗ mối lươn chui ra ngoài... Vì vậy, phải thường xuyên kiểm tra bờ ao, cống cấp thoát phát hiện có những khe hở phải kịp thời sửa chữa.
4. Thu hoạch lươn
Sau khi nuôi 6-8 tháng lươn đạt kích cỡ khoảng 150 - 220 g/con có thể tiến hành thu hoạch, tùy thị trường tiêu thụ. Có thể thu lươn một lần hoặc thu tỉa./.
                                                                            
Trần Thị Hương Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản
 Nguồn sonongnghiephatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 250

Máy chủ tìm kiếm : 63

Khách viếng thăm : 187


Hôm nayHôm nay : 47696

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 357423

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60679380