15:44 EST Thứ tư, 08/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Làm gì để nuôi hải sản, làm muối an toàn ở 4 tỉnh miền Trung?

Thứ tư - 21/09/2016 00:07
Ngày 20.9, 3 Bộ Y tế, NNPTNT, TNMT tiếp tục đưa ra những khuyến cáo về môi trường biển, trong đó đáng chú ý là hướng dẫn nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản, giám sát an toàn thực phẩm và sản xuất muối tại 4 tỉnh miền Trung của Bộ NNPTNT.

Cụ thể hướng dẫn của Bộ NNPTNT như sau:

Đối với lĩnh vực nuôi trồng thủy sản

Các địa phương tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân hoạt động nuôi trồng thủy sản mặn, lợ bình thường đối với tất cả các phương thức nuôi: nuôi lồng bè, bãi triều và trong ao, đầm.

 lam gi de nuoi hai san, lam muoi an toan o 4 tinh mien trung? hinh anh 1

Để đảm bảo an toàn sức khỏe người tiêu dùng, Bộ Y tế đề nghị người tiêu dùng không sử dụng các loại hải sản: ghẹ, tôm, tôm tít, ốc, mực sống ở tầng đáy trong vòng 20 hải lý.

Thực hiện công tác quan trắc môi trường tại các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, trong đó lưu ý quan trắc bổ sung các thông số: xyanua, phenol; đồng thời, kịp thời thông báo và khuyến cáo cho người nuôi.

Thực hiện các biện pháp kỹ thuật đối với nuôi lồng, đăng, quầng và bãi triều; nuôi trong ao, đầm.

Đối với những khu vực có một số thông số môi trường cao hơn các khu vực khác (khu vực cách bờ 1,5 km thuộc Sơn Dương, Hà Tĩnh, cửa Nhật Lệ, Quảng Bình, Hòn Sơn Trà,Thừa Thiên Huế, theo thông tin của Bộ Tài nguyên Môi trường) cần tiếp tục thực hiện theo hướng dẫn của Bộ NNPTNT tại Công văn số 4371/BNN-TCTS ngày 30.5.2016.

Đối với lĩnh vực khai thác hải sản

Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân hoạt động khai thác hải sản bình thường trên các vùng biển, kết hợp với lấy mẫu giám sát về an toàn thực phẩm đối với sản phẩm hải sản khai thác.

Bên cạnh đó, để phục hồi nguồn lợi thủy sản và các hệ sinh thái thủy sinh là nơi cư trú của các loài thủy sản, khuyến cáo ngư dân chưa khai thác tại ba khu vực biển (Hòn Sơn Dương, tỉnh Hà Tĩnh, cách bờ 1,5km với diện tích 300km²; Cửa Nhật Lệ, tỉnh Quảng Bình, cách bờ 1,5km với diện tích 330km²; Hòn Sơn Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, cách bờ 1,5km với diện tích 160km²). Đồng thời, không sử dụng các nghề khai thác tầng đáy như nghề: lưới kéo, rê đáy, lặn, câu đáy, lồng bẫy, khai thác nhuyễn thể hai mảnh vỏ tự nhiên trong vùng biển 20 hải lư trở vào bờ thuộc các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế.

Về giám sát an toàn thực phẩm sản phẩm hải sản

Tổ chức thực hiện giám sát tại các cảng cá, bến cá khi tàu về bờ và lưu ý các loại hải sản tầng đáy thường gặp ở vùng biển 4 tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế. Thời điểm lấy mẫu giám sát là khi sản phẩm khai thác được bốc dỡ từ tàu khai thác đưa lên bờ tiêu thụ. Tần suất lấy mẫu giám sát 2-3 ngày/lần, tùy theo điều kiện thực tế ở địa phương. Số lượng mẫu đại diện cho các tàu đang đưa cá lên bờ tại thời điểm lấy mẫu; lựa chọn cá thể mẫu bảo đảm đại diện tầng sinh thái (tầng đáy, tầng nổi) và các loài hải sản khác nhau (cá, giáp xác, nhuyễn thể).

Đối với sản xuất muối

Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn diêm dân tham gia sản xuất muối bình thường và lấy mẫu giám sát an toàn thực phẩm theo định kỳ…

Để đảm bảo an toàn sức khỏe người tiêu dùng, Bộ Y tế đề nghị người tiêu dùng không sử dụng các loại hải sản: ghẹ, tôm, tôm tít, ốc, mực, cá đuối, cá đục, bạch tuộc, cua đá và các hải sản khác sống ở tầng đáy trong vòng 20 hải lý.

Ủy ban nhân dân 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế tiếp tục phân loại hải sản theo từng lô, lấy mẫu theo từng lô chỉ cho phép lưu hành lô sản phẩm khi đã được xét nghiệm an toàn. Đối với các lô không an toàn phải buộc tiêu hủy và đền bù theo quy định.

Trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ tiếp tục  phối hợp với Bộ NNPTNT thực hiện chương trình giám sát định kỳ đối với các hải sản được khai thác tại 4 tỉnh miền Trung nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm và sức khỏe cho nhân dân. Đồng thời, tiếp tục lấy mẫu các loại hải sản có phát hiện Phenol ở trên và các hải sản khác ở tầng đáy trong vòng 20 hải lý để tiến hành giám sát, xét nghiệm.

Theo danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 117


Hôm nayHôm nay : 35974

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 271154

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73318125