20:24 EST Chủ nhật, 17/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Làm giàu khác người: Mỗi tháng ăn chắc 25 triệu đồng từ "cây tiền tỷ"

Chủ nhật - 09/09/2018 10:47
Anh Nguyễn Văn Quang, ấp Thạnh Hoà, xã Thạnh Ðông, huyện Tân Châu (Tây Ninh) trồng hàng trăm cây dó bầu-một thời được mệnh danh là cây tiền tỷ. Từ cây dó bầu, anh Quang tạo trầm và chế biến những cây dó bầu có trầm hương thành những sản phẩm mỹ nghệ đắt tiền. Với công việc này, mỗi tháng anh Quang chắc ăn lãi 25 triệu đồng.

Chắc hẳn, khi nhắc đến cây dó bầu, ai cũng biết là một loại cây tạo nguyên liệu trầm, phục vụ ngành hoá mỹ phẩm. Ðây là loại cây được phân bố ở các tỉnh phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên. Vài năm trở lại đây, “giấc mơ thu tiền tỷ” từ cây dó bầu-cây tiền tỷ hầu như tan biến do hiếm có người sử dụng, nhưng ở Tây Ninh, có một người đã đam mê nghề trầm hương.

 lam giau khac nguoi: moi thang an chac 25 trieu dong tu 'cay tien ty' hinh anh 1

Cây dó bầu 2 năm tuổi được anh Quang trồng xen trong vườn cao su.

Cấy trầm hương thành công trên cây dó bầu

Người “dám nghĩ, dám làm” đó là anh Nguyễn Văn Quang, 30 tuổi. Hơn 5 năm nay, anh dành hết tâm tư vào nghề trầm. Những sản phẩm từ trầm hương do anh làm ra được nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh yêu thích.

Ðến thăm cơ sở sản xuất của anh Quang ở ấp Thạnh Hoà, xã Thạnh Ðông, huyện Tân Châu vào một ngày đầu tháng 5.2018, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng khi căn nhà lọt thỏm trong một con hẻm nhỏ lại là cơ sở “chế tác” đủ loại trang sức bằng trầm hương, từ vòng tay, vòng cổ đến tràng hạt, mẫu tượng được chạm khắc trên gỗ đủ loại… Hầu hết đều được chạm trổ, đánh bóng công phu, tỉ mỉ từng chi tiết.

Anh Quang chia sẻ, khoảng 5 năm trước, anh chưa hiểu trầm hương là gì. Ðầu năm 2013, qua sự gợi ý của một người bạn, anh bắt đầu làm quen với cây dó bầu và nghề trầm hương. “Lúc đó, tôi suy nghĩ đơn giản lắm, theo bạn tìm mua trầm rồi tự mình mày mò làm vòng đeo tay, chuỗi hạt, chỉ để làm quà tặng người thân, bạn bè” - anh Quang nói.

 lam giau khac nguoi: moi thang an chac 25 trieu dong tu 'cay tien ty' hinh anh 2

Thân cây dó bầu được cấy trầm sau khi thu hoạch.

Mới đầu, anh Quang gặp không ít khó khăn và thất bại do chưa hiểu nhiều về nghề trầm hương. Mặt khác, để có trầm, anh phải hỏi han bạn bè tìm mua ở tận miền Trung, miền Bắc, có khi phải mua lại của người khác đem về từ Campuchia.

Cách làm đó không hiệu quả. Anh nghĩ ngay đến việc làm thế nào để có trầm hương mà không cần phải cất công đi tìm. Vậy là anh bắt đầu nghiên cứu trên mạng internet, sách báo, hay các tài liệu về cách tạo trầm và mua cây dó bầu từ 3- 5 năm tuổi được bán với giá 500 ngàn đồng/cây của vài người trồng gần nhà. Ban đầu, do cấy trầm không đúng thời điểm dẫn đến cây bị chết hàng loạt.

Khó khăn không khuất phục được chàng trai trẻ, anh lại tiếp tục nghiên cứu, và học hỏi những người có kinh nghiệm từ các tỉnh, thành phố: Ðồng Nai, Bình Phước, Khánh Hoà, Ðà Nẵng…

Ðể tìm hiểu thêm, chúng tôi đến vườn ươm dó bầu của anh trong khuôn đất gần nhà. Hơn 800 cây dó bầu thẳng tắp, xanh mướt được trồng xen giữa vườn cao su sắp thu hoạch. Anh Quang cho biết, trồng cây dó bầu rất dễ.

Cây rất thích hợp với nhiệt độ nóng ẩm ở Tây Ninh. Tuy nhiên, để cây sinh trưởng tốt, khoẻ mạnh, tuyệt đối không để cây bị khô vào mùa nắng và cũng không để cây bị ngập nước vào mùa mưa.

“Chỉ cần cây dó bầu 3 năm tuổi là có thể cấy trầm. Từ 4 năm trở lên, khi nước mưa thấm vào, hoà với nhựa của cây, sẽ kết trầm. Khoảng 1 năm sau, có thể thu hoạch trầm từ những cây dó bầu này. Tuy nhiên, nếu thời gian càng lâu, hương trầm càng nhiều, giá trị càng cao” - anh Quang nói.

 

 lam giau khac nguoi: moi thang an chac 25 trieu dong tu 'cay tien ty' hinh anh 3

Tinh dầu trầm hương được kết tinh tại những vết khoan trên cây dó bầu.

Theo anh Quang, để có trầm hương nhân tạo trên cây dó bầu, anh dùng khoan khoan sâu vào thân và tiêm vào đó một hỗn hợp hoá học kích thích tạo trầm. Lâu ngày, tại những vết khoan hình thành một lớp mỏng màu nâu hoặc sậm, nằm giữa phần gỗ chết (khô) và phần gỗ sống (tươi).

Dẫn chúng tôi “mục sở thị” kho nguyên liệu quý sau nhiều năm tích luỹ, cầm trên tay một mảnh gỗ xấu xí, anh vừa đốt, vừa khoe: “Ðây là trầm được nạo lấy trong thân cây dó bầu, khi đốt sẽ toả mùi hương trầm. Trầm hương được khai thác từ cây dó bầu là nguyên liệu quý. Mỗi chi tiết trên cây được cấy trầm đều được sử dụng, tuỳ theo mục đích mình muốn”.

Những sản phẩm đặc trưng từ trầm hương dó bầu

Ðến nay, anh Quang đã thành công trong việc cấy trầm vào cây dó bầu cũng như khai thác trầm nhân tạo. Sau thành công ban đầu, anh đầu tư mua sắm máy móc mở một xưởng gia công nhỏ tại nhà để sản xuất ra những sản phẩm trang sức, mỹ nghệ từ trầm hương nhân tạo, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 4 lao động với mức thu nhập khoảng 4,5 triệu đồng/người/tháng.

Xưởng của anh trung bình mỗi tháng sản xuất được trên 500 chiếc vòng trang sức nam, nữ và chuỗi hạt các loại với giá bán từ vài trăm ngàn đồng cho đến vài chục triệu đồng mỗi chiếc. Trừ hết chi phí, mỗi tháng anh thu về khoảng 25 triệu đồng.

 lam giau khac nguoi: moi thang an chac 25 trieu dong tu 'cay tien ty' hinh anh 4

Anh Nguyễn Văn Quang đang chế tác một cây gió bầu có trầm hương.

Ngoài sản phẩm từ trầm hương nhân tạo, anh còn sở hữu một bộ sưu tập các sản phẩm mỹ nghệ được chế tác từ trầm hương tự nhiên và các loại gỗ quý như xá xị, sưa, huyết long…

Giá của những sản phẩm này cũng khá đắt đỏ. Trong bộ sưu tập của mình, anh Quang tâm đắc nhất với vòng đeo cổ, bức tượng Phật và chiếc vòng tay được khắc thủ công từ trầm hương tự nhiên. Ðó là sản phẩm “đầu tay” khi anh đến với nghề trầm.

Hầu hết các sản phẩm chuỗi hạt, vòng đeo tay, vòng đeo cổ, nhang trầm hương của 2 cơ sở này đều được bán ra các tỉnh, thành như TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hoà, Ðà Nẵng, Ðồng Nai, Hà Nội, Bến Tre, Cần Thơ và các bán cho thương lái đến từ Ðài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Campuchia, Thái Lan…

Anh cho biết, trung bình mỗi cây dó bầu có thể cho ra 3kg trầm, vỏ cây và lá cây còn được tái chế làm bột nhang hương, giác xông. Thân cây dó bầu được sử dụng để chế biến đồ thủ công mỹ nghệ. Riêng lá cây còn được phơi khô, xắt nhuyễn để chế biến trà trầm, xuất bán sang Trung Quốc và Ðài Loan.

“Ngày nay, nhờ khoa học kỹ thuật phát triển, trầm hương được sử dụng đa dạng, từ chất định hương cho mỹ phẩm, dược liệu, trang sức mỹ nghệ đáp ứng nhu cầu của người yêu thích trầm hương”- anh Quang nói.

Hiện tại, anh Nguyễn Văn Quang đang ấp ủ cho ra đời một số sản phẩm mỹ nghệ từ trầm hương mang đặc trưng của đất và người Tây Ninh. Anh Quang kể, ngoài các sản phẩm mỹ nghệ, anh còn hợp tác với một người bạn mở xưởng sản xuất nhang trầm sạch (chỉ dùng trầm hương, không dùng hoá chất) các loại tại Bình Dương, giải quyết việc làm cho 20 lao động tỉnh này và Tây Ninh. Giá mỗi gram nhang trầm sạch từ vài chục ngàn tới vài triệu đồng.
Theo Tâm Giang (Báo Tây Ninh)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: cây dó

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 453

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 450


Hôm nayHôm nay : 50496

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 731671

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70958986