16:29 EST Thứ sáu, 27/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Lâm sản giữ “ngôi vương”, nói không với gỗ bất hợp pháp

Thứ sáu - 01/06/2018 11:12
Theo Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT), giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản tháng 5.2018 ước đạt 663 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu các sản phẩm lâm sản chính trong 5 tháng đầu năm 2018 ước đạt 3,43 tỷ USD, vượt qua thủy sản dẫn đầu trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu.

Bứt phá ngay từ đầu năm

Theo Bộ NNPTNT, đến thời điểm này, giá trị xuất khẩu (XK) lâm sản đã chiếm tới 22% tổng giá trị kim ngạch XK toàn ngành nông nghiệp. Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc là 4 thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2018.

 lam san giu “ngoi vuong”, noi khong voi go bat hop phap hinh anh 1

Xuất khẩu các sản phẩm lâm sản của Việt Nam những tháng đầu năm 2018 gặt hái thắng lợi lớn. Ảnh: T.L

VIFORES đề nghị Chính phủ xem xét cấm xuất khẩu gỗ ròn, gỗ hộp, gỗ xẻ thô… như nhiều quốc gia trong khu vực đã làm, đồng thời đề nghị Bộ Tài chính xem xét hướng dẫn mức thuế XK đối với một số mặt hàng gỗ. Cần tạo điều kiện cho các tổ chức kinh tế tham gia trồng rừng vay vốn dài hạn để duy trì rừng trồng, đáp ứng được nhu cầu phát triển sản xuất đồ gỗ XK.

Ông Nguyễn Tôn Quyền - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFORES) cho biết, thị trường Mỹ luôn đứng đầu về kim ngạch nhập khẩu, năm ngoái đạt 3,26 tỷ USD, trong những năm tới dự kiến đạt gần 4 tỷ USD. Đáng chú ý, Nhật Bản đã trở thành thị trường lớn thứ 2 của Việt Nam, dự kiến tăng rất mạnh trong những năm tới. Đối với thị trường EU, suốt thời gian qua, thương mại gỗ giữa Việt Nam - EU chiếm khoảng 8 - 10% tổng kim ngạch XK với giá trị XK trung bình mỗi năm khoảng 650 - 700 triệu USD.

Theo VIFORES, một trong những yếu tố khiến ngành gỗ bứt phá ngay từ đầu năm là bởi các doanh nghiệp (DN) ngành gỗ đã chủ động “đi tắt đón đầu” nắm bắt cơ hội từ Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Hiện đơn đặt hàng đối với ngành gỗ đến từ các nước trong CPTPP như Canada, Nhật Bản, New Zealand, Australia, Peru… tăng rất mạnh. Cụ thể, XK gỗ sang Canada trước đây chưa đến 100 triệu USD/năm nhưng nay các DN đã ký được hợp đồng XK sang Canada trị giá khoảng 200-300 triệu USD trong năm 2019.

Phải đảm bảo nguồn gỗ “sạch”

Mặc dù đạt được nhiều thành tích ấn tượng nhưng theo VIFORES, hiện nay các DN gỗ đang đối mặt với ít nhất 5 thách thức về nguồn cung nguyên liệu gỗ, gồm thách thức về thu mua nguyên liệu gỗ rừng trồng, cạnh tranh các thương nhân nước ngoài vào thu mua gỗ rừng trồng của Việt Nam, thách thức về chất lượng gỗ rừng trồng trong nước, gỗ có chứng chỉ FSC và thách thức về nguồn cung trong tương lai gần.

 lam san giu “ngoi vuong”, noi khong voi go bat hop phap hinh anh 2

Trong năm 2018, Việt Nam phải sử dụng khoảng 41 triệu m3 gỗ. Trong trường hợp tìm đủ nguồn nguyên liệu thì vấn đề đặt ra là giá mua, chi phí vận tải cao lên… khiến giá thành tăng. Về nguồn gỗ trong nước, những cánh rừng có chứng chỉ FSC (gỗ sạch) mới chỉ đạt khoảng 220.000ha trên tổng số khoảng 4-5 triệu ha. Muốn có khoảng 1-2 triệu ha gỗ sạch phải phấn đấu vài chục năm sau.

Việt Nam hiện nay mua gỗ từ hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ, việc tìm nhà cung cấp với gỗ có nguồn gốc hợp pháp cũng là một khó khăn. Với dự kiến đến năm 2020 đạt 10 tỷ USD XK thì nguồn cung gỗ nguyên liệu sẽ thêm 4-5 triệu m3/năm. Do đó, VIFORES đề nghị xem xét cấm XK một số loại gỗ, tạo điều kiện cho các tổ chức kinh tế tham gia trồng rừng vay vốn dài hạn...

Ngoài nguồn nguyên liệu, VIFORES cho rằng thách thức đáng kể nữa là đầu tư công nghệ và đào tạo công nhân lành nghề. Để đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ, giấy tờ khi bán trực tiếp sản phẩm cho người tiêu dùng nước ngoài, các DN ngành gỗ buộc phải thay đổi công nghệ cũng như thay đổi cả người vận hành công nghệ. Đây không phải là chuyện ngày một ngày hai có thể làm được mà là những thách thức lớn ngành gỗ cần phấn đấu trong tương lai.

Để thúc đẩy XK các sản phẩm lâm nghiệp, theo ông Nguyễn Quốc Trị - Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, bên cạnh mở rộng thị trường XK, Bộ NNPTNT đang thúc đẩy chương trình trồng và bảo vệ rừng, ngăn chặn các vụ vi phạm. Trong tháng 5.2018, cơ quan kiểm lâm cùng chính quyền địa phương đã phát hiện hơn 1.200 vụ vi phạm các quy định về bảo vệ và phát triển rừng. So với cùng kỳ năm ngoái, số vụ vi phạm giảm tới 31%.

Theo Đình Thắng (danviet.vn)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: xuất khẩu

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 109


Hôm nayHôm nay : 37396

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1207041

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72889750