20:29 EST Thứ năm, 14/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Lâm trường ôm đất chờ sang nhượng, nông dân thất nghiệp đợi phát tô

Thứ sáu - 01/11/2019 10:31
"Kiên quyết thu hồi đất của các nông, lâm trường, các doanh nghiệp sử dụng không hiệu quả, không đúng mục đích, các dự án chuyển đổi sai mục đích. Nhiều đơn vị "ôm" diện tích đất lớn chờ thời sang nhượng, trong khi nhiều hộ đồng bào thiếu đất là rất phản cảm, bất hợp lý", đại biểu Đinh Duy Vượt (đoàn Gia Lai) nhấn mạnh khi thảo luận về Đề án phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn.

Sáng nay (1/11), Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XIV tiếp tục thảo luận tại Hội trường về Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTSMN), vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn.

"Bội thực" chính sách nhưng thiếu vốn thực hiện 

Đại biểu Đinh Duy Vượt (Gia Lai) khẳng định, thời gian qua Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách tăng cường nguồn lực đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTSMN), với 118 chính sách đang có hiệu lực bao phủ hầu hết trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội (KTXH). Tuy nhiên, khu vực này vẫn tồn tại nhiều khó khăn, chưa kể còn phải chịu nhiều tổn thất nhất do thiên tai, do phá rừng, do biến đổi khí hậu gây ra với số liệu đáng lo ngại.

Tỷ lệ hộ nghèo còn cao, chiếm tới 55,27% tổng số hộ nghèo của cả nước, còn 221.754 hộ thiếu đất sản xuất, 80.960 hộ thiếu đất ở, 370.150 hộ chưa có nước hợp vệ sinh sử dụng.

 lam truong om dat cho sang nhuong, nong dan that nghiep doi phat to hinh anh 1

Đại biểu Đinh Duy Vượt (Gia Lai) cho rằng vẫn có những chính sách kiểu "quan cần nhưng dân chưa vội, quan có vội quan lội quan sang".

Có thể nói chúng ta đang có tình trạng “bội thực chính sách”, nhưng lại thiếu vốn. Điển hình như Chương trình mục tiêu quốc gia 3 năm chỉ đạt 52,1% tổng nhu cầu vốn; nhiều chính sách không bố trí được nguồn vốn như chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển KTXH theo Quyết định 2085, 2086, chính sách bảo vệ rừng theo Nghị định 75, Quyết định 38. 

Do quá nhiều chính sách dẫn đến chồng chéo, phân tán, thậm chí chính sách này suy giảm, triệt tiêu hiệu quả chính sách khác, lại có chính sách kiểu "quan cần nhưng dân chưa vội, quan có vội quan lội quan sang".

Tình trạng mất rừng, thiếu đất, sa mạc hóa đã và đang thu hẹp không gian sống, không gian văn hóa ngay trên nơi "chôn rau cắt rốn" ngàn đời. Đây là vấn đề lớn, cận kề nghiêm trọng phải kịp thời giải quyết.

Đại biểu Đinh Duy Vượt cho rằng, cần phân định rõ những lĩnh vực nào phải đầu tư toàn diện, lĩnh vực nào là trợ giúp. Thực tế, nhiều chính sách thời gian qua chỉ hỗ trợ chứ không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp, vì hộ nghèo thì không có tiền để đóng góp. Nên bỏ chính sách cấp phân bón, cấp giống cây, thậm chí cấp bò cho hộ nghèo thiếu điều kiện, vì không hiệu quả và lãng phí, phân tán nguồn lực.

"Về chính sách, dự án, mục tiêu đặt ra hỗ trợ 70% số hộ thiếu đất ở, đất sản xuất. Hiện nay có 68,5% hộ DTTS có nhu cầu cần thêm đất để sản xuất. Chúng tôi nhận thấy đây là vấn đề bức thiết, then chốt, quan trọng nhất, là tiền đề, nền tảng tất yếu để hoàn thành các mục tiêu. Chính vì vậy, chính sách này tôi đề nghị xem xét bỏ từ "hỗ trợ", thay vào đó là "đầu tư giao đất không thu tiền", ĐB tỉnh Gia Lai kiến nghị.

Đồng thời, ông Vượt cũng nhấn mạnh cần quy định không được sang nhượng khi sửa đổi Luật Đất đai tại đây, không quy hoạch, phê duyệt các dự án thu hồi đất của đồng bào khi chưa bố trí được đất tái định cư. Có cơ chế góp vốn, hưởng lợi bằng giá trị đất vào các doanh nghiệp để đồng bào không bị mất đất.

"Kiên quyết thu hồi đất của các nông, lâm trường, các doanh nghiệp sử dụng không hiệu quả, không đúng mục đích, các dự án chuyển đổi mục đích, sai mục đích, ôm diện tích đất lớn chờ thời sang nhượng, trong khi nhiều hộ đồng bào thiếu đất là rất phản cảm, bất hợp lý", ĐB Đinh Duy Vượt nói.

 lam truong om dat cho sang nhuong, nong dan that nghiep doi phat to hinh anh 2

Đất của các lâm trường bị lấn chiếm, xâm canh hàng chục ngàn hecta trên khắp Tây Nguyên - Ảnh: TRUNG TÂN

Chấn chỉnh việc sử dụng đất ở các nông, lâm trường

Trong khi đó, ĐB Hoàng Thị Thu Trang (đoàn Nghệ An) khẳng định sự đồng tình với tiêu chí phân loại thôn, xã đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên, đề nghị quan tâm xem xét thêm đối với loại xã ở vùng trọng điểm có công trình quốc phòng đặc biệt mà không đạt các tiêu chí như đề án nêu.

"Là cán bộ và đại biểu Quốc hội công tác tại địa phương đó, tôi thấy các xã này nằm trong diện quản lý rất chặt chẽ về mọi mặt, không được đầu tư, khai thác mà luôn phải bảo tồn để xây dựng thế trận lòng dân. Tuy Nhà nước cũng đã có nhiều sự quan tâm nhưng chừng mực nào đó vẫn còn những khó khăn, nếu không để cho các xã này được thụ hưởng các chính sách đầu tư của đề án thì khó có khả năng phát triển theo kịp các địa phương khác, người dân và cán bộ ở đó sẽ rất bị thiệt thòi", bà Trang nói. 

Liên quan đến vấn đề tạo sinh kế, thu nhập cho đồng bào DTTSMN, bà Trang cho rằng có thể tập trung khuyến khích, hỗ trợ bà con xây dựng các mô hình kinh tế hộ gia đình gắn với đặc thù của vùng miền núi như chăn nuôi, trồng trọt, các cây, con chủ lực, cải tạo vườn tạp, xây dựng các vườn chuẩn. Đối với mô hình kinh tế này không phải đầu tư lớn, có thể tận dụng được sức lao động, lấy công làm lãi sẽ xóa đi các khu vườn tạm, vườn bỏ hoang...

Đồng thời thu hút các doanh nghiệp, các dự án nhà máy sử dụng nhiều lao động địa phương và hỗ trợ khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp. Trong đó, doanh nghiệp là trung tâm, còn người nông dân là vệ tinh xung quanh doanh nghiệp. Ở đó, doanh nghiệp vừa sản xuất một phần nhưng vừa đầu tư giống và kỹ thuật để cho người dân tự sản xuất và chăn nuôi, còn doanh nghiệp thu mua và chạy sản phẩm của bà con. 

Đại biểu tỉnh Nghệ An cũng nhấn mạnh đến phát triển rừng và cho rằng việc quản lý, sử dụng đất rừng hiện nay đang cònn nhiều hạn chế.

"Hầu hết qua các cuộc tiếp xúc cử tri ở miền núi, cử tri luôn phản ánh những vướng mắc về vấn đề này. Một số nông, lâm trường được giao quản lý đất rất lớn nhưng hoạt động không hiệu quả, sử dụng sai mục đích. Trong khi việc bàn giao đất từ các nông, lâm trường cho địa phương và giao cho dân sử dụng thì toàn đất xấu, đất khó canh tác. Vì vậy, thực trạng đất rừng bỏ hoang hoặc sử dụng trái phép trong khi đồng bào lại thiếu đất sản xuất là phổ biến", bà Trang cho hay.

Để tập trung giải quyết vấn đề này, ĐB Hoàng Thị Thu Trang đề nghị Chính phủ cân đối, tăng hỗ trợ kinh phí cho địa phương thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, xác định cắm mốc giới, cấp quyền sử dụng đất cho nông, lâm trường, cho dân... Có như vậy thì mới chấn chỉnh, nâng cao được hiệu quả sử dụng đất rừng của các nông, lâm trường và giúp bà con có tư liệu sản xuất, phát triển rừng gắn bó với rừng. 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 522

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 521


Hôm nayHôm nay : 42768

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 577844

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70805159