20:17 EST Thứ sáu, 15/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Lan ưa phân bón qua lá

Thứ bảy - 22/09/2012 04:05
Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với hoa lan. Lan cần bón đầy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng đạm (N), lân (P) và kali (K).

Đạm (N) giúp cây sinh trưởng tốt, lá to và xanh đậm, nhưng nếu bón nhiều, cây sẽ cao, mềm yếu, lá mỏng, dễ phát sinh bệnh. Còn bón thiếu đạm, lá sẽ nhỏ vàng, cây cằn cỗi, ra hoa sớm, nhưng cành hoa nhỏ. Kali (K2O) quan trọng trong thời kỳ nghỉ của cây giúp cho cây cứng cáp, cành hoa lớn, màu sắc tươi, tăng khả năng kháng sâu bệnh. Lân (P2O5) kích thích cho việc phân hóa ra hoa sớm, bộ rễ giai đoạn cây con phát triển nhanh.

Lan phải được trồng ở nơi có đầy đủ ánh sáng cả ngày mới giúp cây phát triển tốt, cứng cáp.

 Cách bón phân NPK có thể sử dụng bón vào giá thể hoặc pha vào nước để phun qua lá có kết hợp với các yếu tố trung, vi lượng, DAP, Basfoliar Combistiff. Liều lượng tùy thuộc vào từng giai đoạn:

Giai đoạn cây con 3 tháng bón NPK 15-5-20 định kỳ 1 lần/tháng theo liều lượng 1g/cây/lần. Biện pháp tốt nhất là tưới phun qua lá.

Giai đoạn cây sinh trưởng (từ tháng thứ 4 - 10): lúc này cây ra rễ mới, chồi con, giả hành và lá phát triển mạnh, cây yêu cầu hàm lượng đạm cao nên sử dụng NPK 20-10-20, liều lượng 1g/lít giá thể, 2 tháng bón 1 lần.

Khi cây phân hóa chồi hoa xuất hiện ở nách lá (từ tháng thứ 6 - 10) là giai đoạn cây cần hàm lượng lân ở đầu giai đoạn, kali ở cuối giai đoạn. Sử dụng NPK 20-20-20, liều lượng 1g/lít giá thể, 2 tháng bón 1 lần, bón thêm lân ở dạng bón lá. Giai đoạn này cần theo dõi sự phát triển chồi để cắm cây đỡ chồi và uốn nắn chồi nhẹ nhàng để chồi hoa phát triển theo ý muốn.

Khi cây ra hoa (từ tháng thứ 11 đến 2 năm sau) là giai đoạn hoa vươn rất nhanh, hoa nở từ tháng 12 – 2. Thời kỳ này yêu cầu lượng phân bón và nước giảm, lượng ánh sáng trực tiếp chỉ cần dưới 50%, cây yêu cầu NPK 6-30-30, liều lượng 1g/lít giá thể, 2 tháng bón 1 lần.

Ngoài bón các loại phân chủ yếu trên, trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, việc bổ sung các loại dinh dưỡng trung vi lượng theo cách bón thông qua lá với hàm lượng có ghi trên bao bì gồm: Sunlfat Magiê, Nitrat Bor, MnSO4, Zineb, ZnSO4, Axit Boric, CuSO4, Champion, Coc85, Fetrilon Combi, Pro-Plant,…

Sau khi nở hoa hoàn toàn, cây lan đi vào giai đoạn nghỉ và bắt đầu cho một chu kỳ tái sinh lặp lại cho vụ kế tiếp.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 232


Hôm nayHôm nay : 53681

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 629529

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70856844