13:53 EDT Thứ năm, 02/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Lão nông Nhật đi khắp thế giới phủ màu xanh trên sa mạc

Chủ nhật - 13/05/2018 22:19
Ông Masanobu Fukuoka tin rằng, làm xanh sa mạc sẽ giúp thế giới đảm bảo được an ninh lương thực.

lao nong nhat di khap the gioi phu mau xanh tren sa mac hinh anh 1

Ông Fukuoka trong vườn cam trĩu vàng.

 

50 năm trước, Masanobu Fukuoka (sinh năm 1913, mất năm 2008) từng nói cho mọi người nghe về xu hướng làm nông tự nhiên, song chính cha ông cũng không tin. Thời điểm đó, ông đang làm việc tại bộ phận thanh tra cây trồng thuộc Cục hải quan, sau khi tốt nghiệp trường Cao đẳng Nông nghiệp Gifu, ngành bệnh học cây trồng.

Niềm tin vào khoa học và chiếc kính hiển vi trong phòng thí nghiệm từng chiếm hầu hết thời gian ông công tác tại đây. Sau 3 năm, bệnh viêm phổi cấp khiến ông mắc chứng "sợ chết". Nhưng khi hồi phục, ông lại bắt đầu hoài nghi về ý nghĩa của sự tồn tại, mất niềm tin vào cuộc sống.

Sau nhiều ngày lang thang qua những ngọn đồi, cuối một đêm thức trắng, ông chợt nhận ra nhịp đập của sự sống chính là ánh long lanh của giọt sương mai, màu xanh của cỏ cây trong nắng sớm và núi, sông, vạn vật. 

Chàng trai trẻ Fukuoka bắt đầu đi từ bán đảo Boso về phía Tây, háo hức nói cho mọi người biết rằng: “Nhân loại đang sống trong một thế giới phi thực, tách rời khỏi tự nhiên”. Song, không ai tin ông. Ông quyết định trở về vườn cam của gia đình tại tỉnh Ehime, đảo Shikoku, bắt đầu làm nông thuận tự nhiên để chứng minh quan điểm của mình.  

Thử nghiệm thất bại thảm hại. Các cành cam mọc ra tứ tung, sâu bệnh hoành hành khi để mặc sinh trưởng theo tự nhiên. 200 gốc cam chết sạch là cái giá cho bài học đầu tiên, rằng làm nông thuận tự nhiên không có nghĩa là bỏ mặc cho tự nhiên.

 lao nong nhat di khap the gioi phu mau xanh tren sa mac hinh anh 2

Ông Fukuoka (thứ 3 từ trái sang) ở trang trại Green Gulch tại Muir Beach, California. 

Không nản chí, Fukuoka tìm lại mối quan hệ nguyên thủy khi con người bắt tay với tự nhiên. Ông kiên trì theo đuổi mô hình làm nông không dùng máy móc, không hóa chất, không cần ủ phân, không làm cỏ. Những ruộng lúa không cày xới của ông đạt năng suất cao ngang ngửa những thửa ruộng bội thu nhất nước Nhật thời đó. Thành quả này khiến “Cuộc cách mạng một cọng rơm” của Fukuoka thu hút giới khoa học, tạo ra cả cộng đồng làm nông tự nhiên.

Hành trình đi khắp thế giới của Fukuoka bắt đầu ngay sau đó, ông vận dụng cách làm nông thuận tự nhiên tái thiết lại thảm thực vật cho các sa mạc. Ông tới Ấn Độ, Mỹ, châu Phi, châu Âu, Đông Nam Á để chứng minh: "Làm xanh sa mạc, thế giới sẽ đảm bảo được an ninh lương thực".

Với chủ trương “làm nông vô vi”, ông mang theo gói hạt giống bọc trong đất sét cho mỗi chuyến đi. Ông quan sát những dòng sông, tìm hiểu về nguồn nước và thử gieo hạt giống ở những vùng đất hạn hán. Hạt giống đi tìm nước và loại cây có thể phủ xanh mặt đất nóng bỏng bởi mặt trời cháy đỏ.

“Mưa không chỉ từ trên trời rơi xuống, nó còn rơi ngược từ đất lên. Thảm thực vật, đặc biệt là cây cối sẽ khiến cho mưa rơi”, ông quả quyết.

Nếu cuốn sách "Cuộc cách mạng một cọng rơm" tập trung vào cách làm nông tự nhiên, thì “Gieo mầm trong sa mạc” lại thể hiện quan điểm, kế hoạch tái lập thảm thực vật cho các sa mạc trên thế giới.

Trong từng trang sách, ông thảo luận về thuyết tiến hóa của Dawin, hạt giống lai, gen trội, gen lặn, côn trùng, chăn nuôi, chợ nông dân, cách làm nông hữu cơ đến làm nông tự nhiên…

Fukuoka trăn trở: “Khi nào khu vườn địa đàng ấy mới tưng bừng trở lại?... Tôi nghĩ, chúng ta nên trộn tất cả các giống loài lại với nhau, đem rải chúng khắp nơi trên thế giới, không cần bận tâm tới sự phân bố bất đồng đều của chúng. Như vậy chúng ta sẽ cung cấp cho tự nhiên nguyên một bộ gen, để nó thiết lập lại cân bằng với những điều kiện hiện tại. Tôi gọi việc này là sáng thế lần thứ hai”.

Theo Thu Hà (VNE)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 198

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 194


Hôm nayHôm nay : 61334

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 118138

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60440095