08:10 EDT Thứ ba, 07/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Lo sốt vó dịch cúm gia cầm

Thứ ba - 16/04/2013 06:14
Dịch cúm A/H5N1 đã gây tử vong 1 cháu bé ở Đồng Tháp, đồng thời xuất hiện trên hàng ngàn con chim yến được nuôi tại Ninh Thuận. Dịch cúm A/H1N1 cũng gây tử vong cho một bệnh nhân, trong khi dịch cúm A/H7N9 đang diễn biến phức tạp, rình rập ở các cửa ngõ đất nước. Tình hình này khiến cả người chăn nuôi gia cầm lẫn người tiêu dùng đều lo sốt vó.

Bắt buộc tiêu hủy cả đàn chim yến?

Trước thông tin hàng nghìn con chim yến tại Ninh Thuận chết vì lây nhiễm vi-rút cúm gia cầm (CGC) H5N1, Cơ quan Thú y vùng 6 đã ráo riết vào cuộc ngăn chặn dịch lây lan, nhưng khó khăn lớn nhất là chim thì suốt ngày bay trên trời, còn chống dịch lại chỉ có thể ở dưới đất.

Ông Nguyễn Xuân Bình, Giám đốc Cơ quan Thú y vùng 6 cho hay: Sau sự việc 4.060 con chim yến bị chết tại Ninh Thuận, Cơ quan Thú y vùng 6 đã lấy mẫu xét nghiệm 3 lần và kết quả đều dương tính với vi-rút H5N1. Cơ quan chức năng cũng xác định đó là đàn yến nuôi tại rạp Thanh Bình (đường Thống Nhất, phường Đạo Long, TP. Phan Rang - Tháp Chàm).

Mới đây, Cơ quan Thú y vùng 6 tiếp tục lấy khoảng 100 mẫu/5 hộ nuôi chim yến tại TP. Phan Rang - Tháp Chàm để xét nghiệm. Hiện, cơ quan này đã chỉ đạo cơ quan chức năng tỉnh Ninh Thuận bằng nhiều biện pháp để ngăn chặn dịch bệnh. Cụ thể, nhanh chóng tiến hành tiêm phòng cho hơn 2 triệu con gia cầm trên địa bàn; giám sát chặt chẽ đối với 54 hộ nuôi gia cầm, đồng thời tiến hành tiêu độc, khử trùng thường xuyên vùng nuôi. Đặc biệt là những hộ nuôi chim cũng được khuyến cáo đến trạm y tế khám sức khỏe. 

Theo ông Bình, chim yến có khả năng lây truyền qua nguồn nước ở các dòng kênh, bởi đặc điểm của loài chim này là bay liên tục từ sáng tới chiều. Do đó, nếu nước ở các kênh bị nhiễm mầm bệnh thì nguy cơ bùng phát dịch là rất lớn. Theo thống kê, riêng TP.Phan Rang – Tháp Chàm có 54 cơ sở xây dựng nhà nuôi chim yến ở ngay trong các khu dân cư đông đúc, diện tích nuôi khoảng 100 - 300m2/hộ. Toàn bộ các nhà chim đều ở tầng trên cao, chim bay tự do trên bầu trời nên rất khó kiểm soát.

Đáng nói là trong khi hàng trăm cơ sở nuôi yến đang lo lắng, nhiều người dân hoang mang sợ lây nhiễm bệnh cúm thì bên cạnh đó, cũng vẫn còn nhiều người tỏ ra thờ ơ với dịch bệnh này. 

Phó viện trưởng Viện Pasteur Nha Trang, tiến sĩ Viên Quang Mai cho biết: “Từ trước đến nay, dịch cúm A/H5N1 chưa xảy ra trên đàn yến. Nếu kết quả chắc chắn là yến chết do cúm A/H5N1, tôi nghĩ bắt buộc phải tiêu diệt cả đàn yến ở đây (khoảng 100.000 con - PV), vì yến nhả dãi làm tổ yến nên nguy cơ lây lan dịch cúm sang người là rất cao”.

Bình Định: Nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm

Từ đầu tháng 3 đến nay, tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh Bình Định đã xuất hiện các ổ dịch CGC khiến nhiều đàn vịt chết hàng loạt, cơ quan chức năng đã tiến hành tiêu hủy để tránh sự lây lan ra diện rộng. Mới đây, UBND tỉnh Bình Định đã có văn bản yêu cầu Sở Nông nghiệp và PTNT, chính quyền các địa phương khẩn trương thắt chặt công tác phòng chống dịch CGC, đồng loạt ra quân tiêm phòng cho đàn thủy cầm trên địa bàn.

Tuy nhiên, theo khảo sát của phóng viên, việc tổ chức chăn nuôi ở một số trang trại, gia trại, các điểm giết mổ, buôn bán gia cầm sống… vẫn chưa đảm bảo các điều kiện vệ sinh thú y. Đáng lo ngại là vẫn còn nhiều hộ vô tư chăn thả vịt trên các dòng sông lớn hoặc thả vịt tự do kiếm thức ăn trên những ruộng lúa mới thu hoạch... 

Ông Nguyễn Văn Quốc, Phó chi cục trưởng Chi cục Thú y Bình Định cho biết: Việc chăn thả vịt trên sông, đưa vịt chạy đồng đã góp phần làm tăng nguy cơ lây lan dịch CGC, bởi vi-rút CGC có thể phát tán theo dòng nước từ đầu nguồn đến cuối nguồn. Thế nhưng, việc nghiêm cấm các hộ nuôi vịt chăn thả trên sông là rất khó, vì đó là tập quán chăn nuôi lâu đời của bà con. Ngoài ra, hoạt động giết mổ gia cầm sống ngay tại chợ vẫn còn khá phổ biến, nhiều người còn vận chuyển gia cầm từ nơi này đến nơi khác bằng xe máy, xe cơ giới nhưng không hề có thiết bị che chắn… Đồng thời, do đa phần các hộ chăn nuôi ở Bình Định nuôi theo quy mô hộ gia đình, phân tán, rải rác nên ngành chức năng cũng khó kiểm soát khi dịch bệnh xảy ra. 

Được biết, UBND tỉnh Bình Định đã yêu cầu Sở Nông nghiệp và PTNT nhanh chóng hoàn tất các thủ tục mua, cung ứng 2 triệu liều vắc-xin phòng dịch CGC và thuốc sát trùng, đảm bảo cung ứng kịp thời cho các địa phương để công tác tiêm phòng đạt kết quả tốt. 
 

Chăn nuôi vịt trên Sông Côn, đoạn dưới đập Thạnh Hòa, phường Nhơn Hòa (An Nhơn-Bình Định).


Ông Quốc cho biết thêm: “Từ ngày 5/4 – 20/4/2013, Chi cục Thú y tỉnh phối hợp với chính quyền các địa phương đồng loạt ra quân tiêm phòng cho đàn thủy cầm gần 3 triệu con; trong đó, chú trọng tiêm phòng cho đàn vịt con mới tái đàn. Trong đợt tiêm phòng này, phấn đấu đạt tỷ lệ tiêm phòng cho trên 90% tổng đàn vịt. Với sự hỗ trợ từ ngân sách, người chăn nuôi chỉ phải chi trả tiền công tiêm phòng cho lực lượng thú y 200 đồng/con. Riêng đối với các huyện miền núi như Vân Canh, Vĩnh Thạnh, An Lão, toàn bộ kinh phí mua vắc-xin tiêm phòng và tiền công tiêm phòng sẽ được tỉnh hỗ trợ 100%”. 

Đồng Tháp: Cần quy định rõ trách nhiệm trong phòng chống dịch

Ngày 9/4, một bệnh nhi ở huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) được xác nhận đã tử vong vì nhiễm vi rút cúm A/H5N1. Điều tra dịch tễ thấy, bệnh nhân có tiếp xúc với gia cầm ốm trước đó. Đây cũng là ca tử vong đầu tiên vì loại cúm này trong năm 2013.

Sau khi khảo sát tình hình thực tế tại địa bàn xảy ra vụ cháu bé tử vong do cúm A/H5N1, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) nhận định, tỷ lệ nhiễm vi-rút cúm A/H5N1 trên đàn gia cầm ở Đồng Tháp vẫn còn rất cao, bởi ý thức phòng chống cúm của người dân chưa tốt và tập quán chăn nuôi gia cầm thả rông khá phổ biến.

Theo Cục Y tế dự phòng, Đồng Tháp cần phải có giải pháp kiên quyết hơn nữa mới có thể khống chế được tình hình dịch bệnh. Trước mắt phải kiểm soát cho được ổ dịch ở xã Tân Hội Trung (huyện Cao Lãnh), sau đó tầm soát lại đàn gia cầm ở tất cả các địa phương trong toàn tỉnh để có biện pháp xử lý kịp thời.

PGS.TS Trần Đắc Phu, Phó cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho rằng, nguyên nhân xảy ra dịch CGC ở Đồng Tháp chủ yếu là do tỉnh này có đường biên giới tương đối dài, thường xuyên có vịt chạy đồng từ nhiều địa phương khác đến, và nhất là thời gian gần đây, tỉnh đón nhận số lượng chim yến di trú với quy mô rất lớn. Điều này vô cùng nguy hiểm, bởi sau cái chết của bệnh nhi ở Tân Hội Trung, Đồng Tháp được xác định là địa bàn có nguy cơ cao về xảy ra cúm A/H5N1.

Vì vậy, ông Phu đề nghị Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh và ngành y tế Đồng Tháp phải quyết liệt hơn nữa trong công tác phòng, chống cúm nói chung. Theo đó, Đồng Tháp cần phân cấp quản lý, trách nhiệm cụ thể từ tỉnh đến cơ sở trong phòng, chống dịch; chỉ đạo mạng lưới thú y tiếp tục có biện pháp giám sát đàn gia cầm để chủ động phát hiện và xử lý các ổ dịch kịp thời. Đồng thời, Đồng Tháp cần đẩy mạnh việc tuyên truyền cho người dân hiểu về cúm A/H5N1; tăng cường quản lý việc mua bán, vận chuyển gia cầm.

Ông Phu cũng lưu ý ngành y tế Đồng Tháp sớm có biện pháp giải tỏa sự kỳ thị với những lời đồn thổi thái quá mà dư luận đang áp đặt lên gia đình bệnh nhi chết vì CGC. Được biết, trước đó vào năm 2005, cũng tại gia đình này có 2 người chết vì cúm A/H5N1.

Tăng cường kiểm soát gia cầm nhập khẩu


Trước nguy cơ dịch cúm A/H7N9 lây lan trên diện rộng ở Trung Quốc và đặc biệt có thể lây lan sang cả Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Cao Đức Phát đã có công điện khẩn yêu cầu các tỉnh, thành tăng cường kiểm soát vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm qua các tỉnh biên giới phía Bắc, nhằm ngăn chặn cúm A/H7N9 lây lan từ Trung Quốc sang nước ta.

Trước mắt, để chặn vi-rút cúm A/H7N9 từ phía biên giới Việt – Trung, Bộ yêu cầu các tỉnh, thành nghiêm cấm tất cả các hình thức vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới các tỉnh phía Bắc, bao gồm cả hình thức cho, tặng gia cầm và sản phẩm gia cầm qua biên giới của các tổ chức, cá nhân và cư dân khu vực biên giới.

Các đơn vị liên quan cần giám sát chặt chẽ tại các thôn, bản, khu vực tập kết, buôn bán gia cầm và sản phẩm gia cầm nhằm phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm khắc, triệt để đối với các trường hợp vận chuyển, buôn bán gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu qua biên giới, không rõ nguồn gốc.

Người dân cần sử dụng thực phẩm gia cầm sạch, rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuyệt đối không vận chuyển, buôn bán, sử dụng động vật (lợn, gia cầm) ốm, chết hoặc không rõ nguồn gốc.

 

Phú Mỹ - Thiên Hương
Nguồn:kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: dịch cúm

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 217

Máy chủ tìm kiếm : 8

Khách viếng thăm : 209


Hôm nayHôm nay : 38526

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 381204

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60703161