“Tháng chín đôi mươi - tháng mười mùng năm”, cứ đến thời điểm này người dân Hồng Tiến lại bắt đầu vào vụ bắt rươi. Rươi sống quanh năm dưới đất, trong lớp bùn đáy hay trong các ruộng. Đến tháng 9, tháng 10 âm lịch, rươi lại nổi lên mặt ruộng.
Khai thác rươi tại xã Hồng Tiến, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Ảnh: Báo Thái Bình.
Ông Trần Văn Kiểm, Giám đốc HTX Sản xuất kinh doanh dịch vụ thủy sản Hồng Tiến cho biết: Địa phương đã được trời ban cho nguồn nguyên liệu tự nhiên quý với nhiều đối tượng thủy sản phong phú, đa dạng như rươi, cáy, rạm, tôm cờ, tôm rảo, cá mòi. Đây là vùng giao thoa giữa hai nguồn nước nên các loài vật trên phát triển rất tốt, chất lượng sản phẩm cao, người dân có nhiều kinh nghiệm trong khai thác và bảo vệ nên đã duy trì bảo tồn từ hàng trăm năm nay.
Con cáy-đặc sản nổi tiếng đất Hồng Tiến. Ảnh: mamcayhongtien.
Đặc biệt, theo ông Kiểm các loại đối tượng thủy đặc sản này có độ đạm, hàm lượng dinh dưỡng lớn, không dùng hóa chất, tốt cho sức khỏe nên giá trị sản phẩm rất cao. Tính bình quân 1kg rươi bằng cả 1 tạ thóc, tương đương với 400.000 đồng/kg và 1kg cáy có giá từ 80.000 - 100.000 đồng. Để bảo vệ được nguồn nguyên liệu quý này, xã quy hoạch tạo điều kiện cho người dân thuê đất để khai thác, HTX chịu trách nhiệm quản lý, điều tiết nước, khoa học kỹ thuật, thu mua và chế biến sản phẩm.
Sản phẩm mắm cáy Hồng Tiến thơm ngon nức tiếng. Ảnh: Báo Thái Bình.
cụ để lại, con cháu chỉ việc làm theo kinh nghiệm bằng phương pháp thủ công truyền thống rồi đem bán ra thị trường. Chỉ đơn giản là làm với muối trắng nhưng rất đậm đà, thơm ngon làm cho bữa cơm dân dã, đạm bạc thêm hương vị hấp dẫn. Nhất là gần đây HTX lại thu mua để xây dựng thương hiệu mắm cáy thì sản phẩm lại càng nổi tiếng và có nhiều khách tới đặt mua hơn.
Mô hình nuôi tôm thẻ của gia đình ông Ngô Văn Đẳng (thôn Nam Tiến, xã Hồng Tiến).
Mặc dù không có vùng nguyên liệu như các nhà khác nhưng mỗi năm bà Sen cũng thu mua trên 8 tạ cáy để làm. Để mắm cáy ngon, ngoài việc phải chọn những con cáy mẩy, đen, làm theo phương pháp dân gian thì ngay từ hạt muối để làm cũng phải trắng, sạch. Với cách làm cẩn thận, sạch sẽ, bình quân mỗi lít mắm cáy bà Sen bán 130.000 đồng.
Ngoài thế mạnh trên, Hồng Tiến còn quy hoạch 140ha để nuôi trồng thủy sản, trong đó 112 hộ có diện tích lớn.
Thương lái thu mua đặc sản rươi khai thác trên địa bàn xã Hồng Tiến, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Ảnh: Báo Thái Bình.
Anh Đặng Văn Đằng, thôn Nam Tiến cho biết: Thực hiện chuyển đổi từ năm 2005 với trên 1ha ao nuôi thủy sản mỗi năm cho gia đình thu nhập trên 100 triệu đồng. Từ năm 2017 tôi bắt đầu cải tạo ao nuôi thay đổi cách làm truyền thống đưa tôm thẻ vào sản xuất. Bình quân mỗi vụ anh Đằng xuống 15 vạn con tôm giống, mỗi năm thu hoạch 2 vụ cho sản lượng khoảng 4 tấn tôm với giá bình quân 160.000 đồng/kg tôm thương phẩm. Hiện nay, trong khu chuyển đổi hầu hết các hộ đều đưa tôm thẻ vào nuôi theo mô hình công nghệ cao cho hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với nuôi cá truyền thống.
Đặc biệt, năm 2016, HTX đã tổ chức lại hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012, từ đó doanh thu và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của HTX ngày càng tăng. HTX chủ động liên kết với các công ty có uy tín bao tiêu sản phẩm thủy sản cho xã viên, giúp ổn định giá cả, yên tâm đầu tư sản xuất đồng thời hỗ trợ xã viên kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, phòng, chống dịch bệnh trên đối tượng nuôi.
Năm 2017, sản lượng thu mua cá rô phi thương phẩm của HT HTX Sản xuất kinh doanh dịch vụ thủy sản Hồng Tiến đạt 59 tấn, doanh thu liên kết tiêu thụ sản phẩm cho các hộ thành viên đạt trên 2 tỷ đồng. Ngoài ra, HTX còn thu mua, chế biến và sản xuất mắm cáy theo nhãn hiệu tập thể, bước đầu liên kết tiêu thụ được 1.175 lít mắm cáy, doanh thu đạt trên 176 triệu đồng. Với những lợi thế trên, bình quân mỗi hộ xã viên trong HTX Sản xuất, kinh doanh dịch vụ thủy sản Hồng Tiến đạt thu nhập từ 200 - 300 triệu đồng/năm. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn