22:49 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Lợi ích khi xây dựng vùng chăn nuôi an toàn

Thứ hai - 20/06/2016 20:12
Là thị trường tiêu thụ các sản phẩm gia súc, gia cầm lớn và là trung tâm nông nghiệp công nghệ cao của cả nước, TP.HCM đặt mục tiêu xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, tránh lây nhiễm từ nguồn vật nuôi ở các tỉnh đưa về.

Tuy nhiên, việc xây dựng mô hình vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh còn nhiều khó khăn khi quy mô chăn nuôi trên địa bàn thành phố vẫn nhỏ, lẻ, ý thức người dân về phòng chống dịch bệnh còn hạn chế.

Vùng chăn nuôi sạch bệnh

Bắt đầu nghề chăn nuôi từ những năm 1999 đến nay, gia đình bà Phùng Khánh Ngân (ấp An Hòa, xã An Phú, huyện Củ Chi) nhiều lần kinh qua các trận dịch bệnh trên đàn heo, gây thiệt hại không nhỏ.

Trang trại chăn nuôi an toàn dịch bệnh ở HTX Chăn nuôi an toàn Tiên Phong (Củ Chi). Ảnh: T.H

Thưởng nóng người báo tin dịch bệnh

Theo Chi cục Thú y TP.HCM, trong giai đoạn 2011 – 2015, đơn vị đã xây dựng hệ thống giám sát với đội ngũ hơn 110 cán bộ tại 14 quận, huyện trên toàn TP.HCM. Đặc biệt, đã có 11 trường hợp cung cấp thông tin dịch bệnh chính xác được bồi dưỡng chi phí.

 

Bà Ngân hiện có trại heo với tổng diện tích hơn 5.000m2, chăn nuôi theo hình thức bán công nghiệp với gần 2.000 con, trong đó có  500 nái sinh sản.

Năm 2015, bà Ngân được Chi cục Thú y TP.HCM hướng dẫn xây dựng cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh lở mồm long móng (LMLM) và bệnh dịch tả trên heo. Ban đầu bà cũng phân vân nhiều, tuy nhiên sau khi được thuyết phục và tìm hiểu thấy hiệu quả của chương trình, bà Ngân quyết định tham gia.

Bà Ngân cho biết, qua chương trình, bà được hướng dẫn cách tiêm phòng đầy đủ và tiêm phòng bổ sung thường xuyên các vaccine cần thiết cho đàn heo nái và heo con. Bà cũng học được “bí quyết” tiêm phòng cho heo nái mang thai giai đoạn 3 – 4 tuần trước khi sinh để tạo miễn dịch cao cho heo con khi bú những lượt sữa đầu… “Kết quả là trại chúng tôi cải thiện đáng kể tình trạng sức khỏe đàn heo, tỷ lệ bảo hộ đối với các bệnh LMLM và dịch tả trên heo lên đến trên 80%. Năng suất chăn nuôi cũng cải thiện đáng kể” - bà Ngân hào hứng chia sẻ.

HTX Chăn nuôi heo an toàn Tiên Phong (huyện Củ Chi) cũng là một trong những điển hình tham gia xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh từ những ngày đầu thành lập. Đến nay, với hơn 40 trại xã viên của HTX, có đến 20 trại xã viên đã được Cục Thú y cấp chứng nhận cơ sở an toàn dịch. Các trại xã viên mới kết nạp của HTX cũng sẽ lần lượt xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh trong thời gian tới.

Ông Trầm Quốc Thắng - Giám đốc HTX Chăn nuôi heo an toàn Tiên Phong cũng cho rằng, để nghề chăn nuôi có thể “sống được” trong thời buổi hiện nay, Ban giám đốc HTX tập trung vào việc hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi và thực hiện các biện pháp an toàn sinh học như tiêu độc khử trùng, cách ly heo mới nhập, tắm sát trùng công nhân, khách tham quan… Nhờ đó, tình hình dịch tễ ở các trại chăn nuôi luôn được ổn định, tạo nên thành công của chương trình an toàn dịch trong suốt thời gian qua ở HTX.

Mục tiêu còn dang dở

Theo nhận định của Chi cục Thú y TP.HCM, dịch cúm gia cầm, LMLM, heo tai xanh… liên tục xảy ra trong nhiều năm qua trên cả nước, đặc biệt là tại các tỉnh lân cận, đã gây áp lực lớn lên việc xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh của thành phố.

Ông Huỳnh Tấn Phát – Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y TP.HCM cho biết, để kiểm soát tình hình dịch bệnh gia súc trên địa bàn thành phố, ngành thú y đã triển khai sổ quản lý dịch tễ đến từng hộ chăn nuôi với 6.700 sổ được cấp phát mới mỗi năm. Qua đó, quản lý chặt chẽ tình hình chăn nuôi, tiêm phòng, kiểm dịch nhập xuất… Đồng thời, hạn chế được tình trạng tiêu cực trong việc hợp thức hóa kiểm dịch gia súc tại các cơ sở giết mổ, giảm bớt thủ tục hành chính trong tiêm phòng.

Chi cục Thú y đã điều tra, thống kê tình hình chăn nuôi gia súc và quản lý, cập nhật bằng phần mềm vi tính để phục vụ công tác quản lý tiêm phòng, xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh.

Kết quả, trong thời gian qua, tỷ lệ an toàn đối với bệnh LMLM, tai xanh, dịch tả lợn… đều đạt yêu cầu hơn 80%. Tuy nhiên, đối với mục tiêu xây dựng vùng an toàn bệnh LMLM trên gia súc tại một số địa phương trong giai đoạn 2011 – 2015 vẫn chưa thực hiện được.

Cụ thể, các xã An Phú, Phú Mỹ Hưng, Phạm Văn Cội của huyện Củ Chi đã không thực hiện được mục tiêu xây dựng vùng an toàn dịch bệnh đối với LMLM. Nguyên nhân là do một số hộ chăn nuôi bò thả rông trong khu vực đất giải tỏa xây dựng Thảo cầm viên, đồng thời không chấp hành tiêm phòng. Từ đó, phát sinh tình hình dịch tễ bệnh LMLM trong khu vực.

Ông Phát cho biết, Chi cục Thú y tiếp tục xây dựng kế hoạch xây dựng huyện Củ Chi thành vùng an toàn bệnh LMLM đến cuối năm 2018. Mục tiêu đến cuối năm 2016, có ít nhất 6 xã được Cục Thú y công nhận xã an toàn dịch bệnh đối với LMLM trên gia súc. 

Theo danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 362

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 360


Hôm nayHôm nay : 86133

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1098112

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71325427