14:39 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Lối thoát cho người trồng tiêu thời 'bĩ cực'

Thứ ba - 21/05/2019 21:59
3 năm nay, không chỉ hàng loạt vườn tiêu chết bệnh, mà giá tiêu cũng xuống thấp kỷ lục khiến hàng ngàn hộ dân trồng tiêu lao đao, nhiều người trắng tay, trở thành con nợ.

Mới đây, nhiều hộ dân trồng tiêu ở “thủ phủ” tiêu Bình Phước là Lộc Ninh và Bù Đốp đã có sáng kiến hay, cứu vãn tình trạng trắng tay.  

Mô hình kết hợp

Vườn tiêu 8.000 trụ của gia đình anh Đào Văn Thành, ở xã Hưng Phước, huyện Bù Đốp phần lớn được trồng bằng nọc sống, đó là cây keo. Vài ngày, lại có một lượng lớn cành lá nọc cần tỉa bỏ. Anh Thành đã tận dụng số lá keo này để nuôi đàn dê của gia đình. Anh Thành cho biết, ban đầu, khi giá tiêu còn tốt, anh chỉ nuôi dê để vừa giải phóng số “rác” lá cây tỉa từ trụ tiêu, vừa có thực phẩmcho gia đình và có thêm 1 ít thu nhập phụ, lại thêm nguồn dinh dưỡng cho tiêu từ chất thải dê.

Tận dụng nguồn lá nọc tiêu sống để chăn nuôi dê.

Mấy năm nay, vị trí nguồn thu nhập đã đổi, thu nhập phụ trở thành thu nhập chính. Hồ tiêu rớt giá thê thảm, trong khi đàn dê tăng số lượng khá ổn định, thu nhập từ đàn dê cứ tăng dần. Hiện đàn dê anh luôn duy trì ngót 40 con. Mỗi năm gia đình xuất ra thị trường vài tấn thịt dê, với giá từ 120-130 ngàn đồng/kg hơi, đã có thêm 100-150 triệu đồng. Ngoài ra, mỗi năm lại có thêm hơn 2 tấn phân dê bón cho tiêu. Mới đây, anh Thành còn học được phương pháp ủ phân tiên tiến tạo ra phân vi sinh chất lượng cao, tiết kiệm khoản tiền mua phân không hề nhỏ.

“Chi phí cho cây tiêu ngày càng cao, giá phân bón, thuốc, rồi tiền thuê nhân công, cái gì cũng tăng. Hiện giá 1kg tiêu thành phẩm chỉ 40-42 ngàn đồng/kg, có lúc còn thấp hơn, trong khi phải 50 ngàn đồng/kg trở lên mới huề vốn. May là gia đình phát triển được đàn dê, có thêm nguồn thu nhập nên còn trữ tiêu đợi giá lên, nếu không cũng phải bán đổ bán tháo, vớt vát được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Chặt bỏ vườn tiêu để chuyển đổi thì không nỡ”, anh Thành nói.

Hiện mô hình nuôi dê kết hợp trong vườn tiêu được khá nhiều hộ dân ở huyện Lộc Ninh áp dụng. Anh Hồ Văn Nhật, ở xã Lộc Điền, là một trong số những người trồng tiêu lâu năm ở “thủ phủ” hồ tiêu cho biết, ngoài nguồn thu chính từ cây tiêu, đàn dê ngót 2 chục con của gia đình cũng đem lại thu nhập gần 100 triệu đồng/năm. Đồng thời, phân dê được ủ làm phân vi sinh bón cho cây trồng nên "nhất cử lưỡng tiện".  

Liên kết sản xuất

Trong khi chăn nuôi trong vườn tiêu giải quyết khó khăn trước mắt thì liên kết SX sạch và tiêu thụ sản phẩm là yếu tố quan trọng để phát triển bền vững. Là người có thành tích đáng nể trong việc trồng tiêu sạch và năng suất cao, tuổi thọ cây tiêu dài, ông Nguyễn Bá Thịnh, ở xã Lộc An, huyện Lộc Ninh, được Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế trao tặng danh hiệu “Người trồng tiêu xuất sắc nhất thế giới”.

Ông Nguyễn Bá Thịnh, xã Lộc An, huyện Lộc Ninh tại mô hình tiêu xuất sắc nhất thế giới của gia đình.

Với 3,5ha trồng gần 7.000 trụ tiêu, trong đó có 4.000 trụ đang cho thu hoạch với sản lượng 10 tấn tiêu khô/năm, thời điểm giá tiêu đỉnh cao, mỗi năm ông thu từ 3-5 tỷ đồng. Ông Thịnh bảo, hồ tiêu là loại cây trồng chi phí đầu tư cao và mẫn cảm với dịch bệnh. Do đó, người trồng tiêu phải có kiến thức chuyên sâu, áp dụng KHKT, hiểu tính khí thất thường của tiêu, khi thời tiết thay đổi thì cây sẽ thay đổi ra sao…khi có kiến thức rồi, không chỉ cho hạt tiêu có hình thức đẹp, mà còn năng suất cao, cây tiêu sống bền.

 “Cái rất quan trọng nữa là làm tiêu sạch bằng cách dùng cách phụ phẩm sinh học, không dùng thuốc trừ sâu gây hại. Thị trường cũng đơn giản, sản phẩm hình thức đẹp, chất lượng tốt, đặc biệt với thực phẩm thì phải đảm bảo an toàn, thì tự nhiên sẽ có người tìm đến anh để thu mua thôi. Hữu xạ tự nhiên hương” mà”, ông Thịnh chia sẻ. Theo ông Thịnh, hiện nay, việc áp dụng khoa học đối với cây hồ tiêu còn chưa phổ biến, công nghệ bảo quản sau thu hoạch cũng theo kinh nghiệm, nên chất lượng tiêu chưa đồng đều và ổn định.

Năm 2016, HTX SX tiêu sạch bền vững Hưng Phước đầu tiên ra đời tại Bù Đốp, với 80 thành viên. Với 300ha đất, HTX có tài sản kha khá gồm 100ha cao su, 50ha điều. Đặc biệt, HTX đã liên kết với Công ty chế biến gia vị Nedspice trồng 150ha tiêu đạt tiêu chuẩn organic và được cấp chứng chỉ tiêu sạch theo tiêu chí R.A, 95% diện tích tiêu đã được đã được đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt, tiết kiệm nước.

Chủ tịch HĐQT, kiêm Giám đốc HTX Bùi Quốc Hay cho biết, hiện có rất nhiều người trồng tiêu ở Bù Đốp muốn tham gia HTX vì khi vào HTX người trồng tiêu liên kết, kiểm soát quy trình SX của nhau và chỉ cần 1 xã viên có hành vi gian lận thương mại hoặc cố tình SX không theo quy trình thì hợp đồng tiêu thụ sản phẩm của HTX với DN không còn giá trị. HTX kiểu mới sẽ gỡ được nút thắt hạn chế lâu nay nhằm tạo ra cánh đồng lớn, sản phẩm nhiều, tạo thuận lợi cho DN liên kết với nông dân, là lối thoát của ngành hồ tiêu hiện nay.

Mô hình tiêu sạch của HTX tiêu Hưng Phước, Bù Đốp.

“Mấy năm nay, hồ tiêu bệnh, chết hàng loạt, cùng với giá tụt xuống tận đáy, gây rất nhiều khó khăn. Hiện chính quyền đang tổ chức rà soát lại diện tích hồ tiêu, nhất là diện tích tiêu chết để khuyến cáo người dần chuyển sang cây trồng khác; tổ chức bình tuyển các giống hồ tiêu có năng suất, chất lượng và khả năng chống chịu sâu bệnh từ đó làm cơ sở đề ra các giải pháp cho ngành hồ tiêu phát triển bền vững...

UBND tỉnh Bình Phước cũng vừa ban hành kế hoạch chi tiết liên kết SX và tiêu thụ nông sản giữa HTX với DN. Quy hoạch đến năm 2020, tỉnh có 30 HTX hồ tiêu theo tiêu chuẩn an toàn, bền vững, phục vụ chế biến, tiêu thụ; đảm bảo về chất lượng và ổn định về số lượng và tất cả đều tham ra liên kết chuỗi giá trị, liên kết với các DN làm đầu mối tiêu thụ...”, bà Lê Thị Ánh Tuyết, PGĐ Sở NN-PTNT tỉnh Bình Phước.

Theo HỒNG THUỶ/nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 233


Hôm nayHôm nay : 54673

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1011777

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72694486