04:56 EDT Thứ tư, 26/06/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Lúa Nhật bật lên

Chủ nhật - 31/05/2015 23:08
Lúa Japonica (hay thường gọi là lúa Nhật) chiếm khoảng 2% tổng diện tích trồng lúa nhưng lại chiếm đến 12% thị phần XK lúa gạo của thế giới./ Lưu ý SX lúa gạo Japonica.
Cánh đồng mẫu lớn J02

Cánh đồng mẫu lớn J02

Cục Trồng trọt vừa tổ chức hội nghị “Tình hình SX và định hướng phát triển lúa Japonica tại các tỉnh phía Bắc” ở Phú Thọ với mong muốn cung cấp cái nhìn toàn cảnh về lúa Nhật...
Lúa Japonica (hay thường gọi là lúa Nhật) chiếm khoảng 2% tổng diện tích trồng lúa nhưng lại chiếm đến 12% thị phần XK lúa gạo của thế giới.
Dăm năm trở lại đây Viện Di truyền Nông nghiệp đã kết hợp với các Cty giống khảo nghiệm trên 100 chủng loại Japonica ở các tỉnh phía Bắc. Kết quả đã được Bộ NN-PTNT công nhận 2 giống chính thức (ĐS 1 và J02) và 3 giống SX thử (J01, TBJ3, PC26).
Tất cả các giống trên đều có tiềm năng năng suất khá, 60 -70 tạ/ha trong vụ xuân, chất lượng gạo cao (hàm lượng amylose từ 14 -18%), mẫu mã đẹp.
Đặc trưng chung của cơm nấu từ gạo Japonica là ngon, dẻo, đậm đà nên rất được ưa chuộng, giá bán dao động từ 15.000 - 30.000 đ/kg, 1 kg “đánh đổ” 2 kg gạo thường.
Cùng với đà đó diện tích trồng lúa Japonica tăng nhanh ở phía Bắc mà tập trung nhất tại hai tỉnh Thái Bình (1.286 ha) và Phú Thọ (1.220 ha). Ngoài những giống Japonica nhập khẩu, bất ngờ là VN cũng có nhiều loại Japonica bản địa.  
TS. Trần Danh Sửu và cộng sự ở Trung tâm Tài nguyên thực vật cho biết, trong số 98 giống lúa thu thập được từ các huyện miền núi của 4 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam và Đắk Lắk có 81 giống là Japonica còn 17 giống là Indica.
Như vậy, có thể nói rằng lúa Japonica đã có lịch sử lâu đầu ở VN và rất quen thuộc với đồng bào miền núi.
Một số nhà khoa học còn cho rằng quê hương của lúa Japonica ở phía Nam Trung Quốc và Bắc VN rồi cả ngàn năm trước được di thực lên phương Bắc như Nhật Bản, Hàn Quốc, được cải tạo về di truyền để ngày một hoàn hảo hơn trong chất lượng, tốt hơn trong năng suất.
VN có thể phát triển lúa Japonica theo cả hai hướng là giống nhập nội và giống bản địa. Theo Cục Trồng trọt, định hướng phát triển trong thời gian tới sẽ là: Nghiên cứu chọn tạo; Hoàn thiện gói kỹ thuật canh tác từ khâu giống, biện pháp kỹ thuật, thu hoạch, bảo quản và chế biến; Tiếp tục mở rộng diện tích SX gắn với các chương trình xây dựng cánh đồng mẫu lớn.
Khuyến khích DN liên kết với nông dân tạo vùng nguyên liệu, bao tiêu sản phẩm và xây dựng thương hiệu.
Đi theo hướng ấy, Phú Thọ đã phát triển diện tích lúa Japonica một cách khá bài bản mà hạt nhân là Cty CP Giống, vật tư nông nghiệp công nghệ cao VN với việc mở rộng cánh đồng mẫu lớn J02 tại các huyện, thị.
Diện tích J02 hiện tại đã gấp 10 lần so với khi mới đưa vào cách đây 5 năm. Ông Cao Ngọc Hoành, Chủ tịch xã Cao Xá (Lâm Thao) nơi cấy 150 ha J02 vụ xuân này nhận xét: “J02 chịu rét rất tốt, các giống khác chết rét phải cấy lại nhưng giống này vẫn cứ phát triển như thường.
Mấy ngày nay, tại địa phương có mưa bão rất to, các giống khác đổ rạp còn lại mỗi J02 thì không.
"Ở các vùng SX, chúng tôi đặt giá thu mua 10.000 đ/kg thóc J02 nhưng cũng không phải dễ gom dù lúa khác có giá chỉ 6.000 -7.000 đ/kg. Hầu hết nông dân đều giữ lại, phần để cho gia đình ăn phần gửi cho con cái, họ hàng trên thành phố. Do đó có thể thấy tiềm năng thị trường còn rất rộng", bà Tâm nói.
Ngoài chống chịu về thời tiết nó còn khá sạch bệnh, ở vụ xuân này chúng tôi hoàn toàn không phải dùng bất kỳ loại thuốc trừ sâu nào mà năng suất dự kiến vẫn đạt 2,4 tạ/sào”.
Toàn bộ diện tích 150 ha J02 ở Cao Xá đều do người dân tự nguyện làm bởi họ đã cấy những vụ trước nên rất mê tính chống chịu và chất lượng của loại lúa Nhật này.
Theo ông Trần Tú Anh, PGĐ Sở NN-PTNT Phú Thọ, hiện địa phương đã xây dựng quy hoạch cánh đồng mẫu lớn với diện tích 1.800 ha tại 8 huyện trong đó cơ cấu giống được co gọn lại, có chọn lọc với xu hướng chất lượng cao mà chủ công là J02.
Trong thời gian tới diện tích lúa chất lượng sẽ còn phát triển lên 20.000 - 25.000 ha nhưng vẫn không lo ứ thừa vì giống này chất lượng gạo rất ngon, dân chủ yếu giữ lại tiêu dùng trong chính gia đình.
Bà Nguyễn Hồng Hạnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Ba, nơi cấy 700 ha J02 cho rằng trong kế hoạch tái cơ cấu thay thế những giống lúa thuần chất lượng thấp thì J02 đóng góp một vai trò lớn.
Bà Nguyễn Thị Tâm, GĐ Cty CP Giống, vật tư nông nghiệp công nghệ cao VN nhận định: "Đầu tiên chúng tôi chỉ nghĩ J02 ưa lạnh nên chịu rét tốt nhưng hoàn toàn bất ngờ khi đưa vào miền Trung, miền Nam nóng như thế lại cho năng suất, chất lượng gạo hơn hẳn ở phía Bắc, hạt rất trong, ít bạc bụng chứng tỏ giống này có khả năng thích ứng rộng.
Không chỉ chinh phục đối tượng khách hàng cao cấp, J02 còn chinh phục được nhiều nông dân vốn thích ăn cơm cứng kiểu như Khang dân, Q5 chuyển sang cơm dẻo, đậm, ngon gạo Nhật".
Theo: nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 258


Hôm nayHôm nay : 42293

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1660401

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 63742623