08:21 EST Thứ sáu, 15/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Mô hình liên kết chuỗi “bình yên” trước “bão” thị trường!

Thứ ba - 04/07/2017 22:43
Sau khi nhiều sản phẩm nông nghiệp gặp những sự cố về thị trường tiêu thụ, vai trò của chuỗi liên kết sản xuất càng được khẳng định. Thực tế cho thấy, người làm nông nghiệp muốn bền vững thì phải tham gia liên kết theo chuỗi để nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, đảm bảo đầu ra và hạn chế rủi ro khi thị trường biến động.

mo hinh lien ket chuoi binh yen truoc bao thi truong

Các mô hình chăn nuôi lợn liên kết với doanh nghiệp không bị ảnh hưởng lớn trong “cơn bão giá” vừa qua.

Tháng 5/2012, gia đình ông Lê Văn Bình ở xã Xuân Mỹ (Nghi Xuân) đầu tư 2 tỷ đồng xây dựng 2 dãy chuồng trại theo công nghệ của Công ty cổ phần Chăn nuôi CP trên diện tích gần 1.500 m2 và thả nuôi gia công 1.200 con lợn thương phẩm. Sau 4 tháng nuôi, bình quân mỗi con đạt trọng lượng từ 95-100 kg; tổng trọng lượng 112 tấn; trừ số giống ban đầu, còn lại 105 tấn.

Với gần 4.000 đồng/kg, ông Bình được doanh nghiệp (DN) trả công 350 triệu đồng/lứa. Trong quá trình nuôi, Công ty cổ phần Chăn nuôi CP chịu trách nhiệm cung cấp con giống, thức ăn, kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm. Hiện nay, trang trại của ông Bình đã có 3 dãy chuồng, thả nuôi 3 lứa lợn/năm, mỗi lứa 1.800 con.

Sau 5 năm “làm công” trên mảnh đất của mình, công việc chăn nuôi của gia đình thường xuyên ổn định với thu nhập khá. Đặc biệt, trong “cơn bão giá” lợn thời gian qua, trong khi hàng ngàn hộ chăn nuôi không liên kết điêu đứng vì thua lỗ, thì gia đình ông Bình cũng như các hộ, các cơ sở chăn nuôi liên kết trên toàn tỉnh bị ảnh hưởng không đáng kể.

Lựa chọn nghề trồng nấm ăn để phát triển kinh tế gia đình từ khá sớm, nhưng chỉ đến khi Trung tâm Phát triển nấm ăn và nấm dược liệu Hà Tĩnh được thành lập, mô hình trồng nấm của chị Trần Thị Minh (xã Thạch Tân, Thạch Hà) mới thực sự phát triển ổn định, cho thu nhập cao. Tham gia liên kết với trung tâm, chị Minh hoàn toàn chủ động đầu ra của sản phẩm.

“Trước đây, sản xuất quy mô nhỏ, mỗi ngày thu hoạch chưa đầy 10 kg nấm thành phẩm, nhưng cũng không bán hết. Khi ký hợp đồng liên kết với trung tâm, người dân chỉ lo sản xuất, còn khâu tiêu thụ thì sản phẩm càng nhiều càng tốt, trung tâm sẵn sàng bao tiêu hết” - chị Minh cho biết.

mo hinh lien ket chuoi binh yen truoc bao thi truong

Trong khi các sản phẩm nông nghiệp khác tiêu thụ khó khăn, mô hình sản xuất ngô sinh khối liên kết với Công ty VITAD đã giúp người nông dân giải quyết bài toán đầu ra.

Trong những năm gần đây, mô hình liên kết sản xuất ngô sinh khối phục vụ chăn nuôi được thực hiện giữa Công ty TNHH Thương mại và Phát triển nông nghiệp Việt Nam (VITAD) với người dân các địa phương, hiện là chuỗi liên kết khép kín; đem lại hiệu quả cao và bền vững. Người trồng ngô được công ty cung ứng giống, mua vật tư phân bón trả chậm, hỗ trợ kỹ thuật và bao tiêu 100% sản phẩm với mức giá tối thiểu 800 đồng/kg. Trừ chi phí, bà con sẽ có thu nhập khoảng 1,5-1,9 triệu đồng/sào. Với 3 vụ sản xuất trong năm, tổng thu nhập sẽ đạt mức ổn định trên 5 triệu đồng/sào.

Một minh chứng về tầm quan trọng của việc liên kết trong sản xuất từ câu chuyện cây ngô. Sau nhiều vụ sản xuất được tổ chức liên kết đầy đủ, vụ xuân hè 2017, gần 100 ha ngô ở các địa phương như: Hương Khê, Vũ Quang, chính quyền một số địa phương không triển khai ký liên kết với DN; hệ lụy là đến kỳ thu hoạch, sản phẩm không biết bán cho ai. Người dân và chính quyền sở tại phải “chạy đôn chạy đáo” tìm thị trường. Và chính Công ty VITAD phải cân đối, điều chỉnh lại kế hoạch thu mua ban đầu để “giải cứu” số diện tích ngô nằm ngoài liên kết này.

“Đây là bài học đối với các cấp chính quyền và người dân trong việc chủ động liên kết với DN ngay từ đầu chu kỳ sản xuất để đảm bảo quyền lợi cho người dân, cũng như không phá vỡ kế hoạch thu mua nguyên liệu của DN” - Trưởng phòng Kinh doanh Công ty VITAD Lê Ngọc Hiền chia sẻ.

 

Những câu chuyện nêu trên phần nào khẳng định được vai trò quan trọng của sản xuất liên kết chuỗi giá trị trong tất cả các khâu và các quá trình sản xuất nông nghiệp; trong đó, DN và nông dân là 2 tác nhân chính của các mối liên kết. Khâu quan trọng nhất, có tính chất quyết định trong một quá trình sản xuất, đó là vấn đề thị trường. Thực tế, có rất nhiều mô hình sản xuất, nhiều chuỗi liên kết cuối cùng đã bị phá vỡ do không chủ động được khâu yếu này.

Bên cạnh đó, nhiều mối liên kết cũng bị “đứt gánh giữa đường” do người dân (gần như không có sự ràng buộc nào trong các hợp đồng kinh tế) tự ý phá vỡ hợp đồng (bán sản phẩm cho người khác khi giá thị trường cao hơn giá hợp đồng), làm DN bị phá sản… Nếu giải quyết tận gốc được các khâu yếu nêu trên, thì việc tổ chức sản xuất nông nghiệp theo chuỗi liên kết sẽ đạt kết quả bền vững; người sản xuất sẽ không bất an bởi các rủi ro; ngành nông nghiệp sẽ có cơ hội tạo được bước ngoặt mới trên hành trình thực hiện tái cơ cấu.

Vũ Dũng
theo baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 254

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 253


Hôm nayHôm nay : 45371

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 605641

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70832956