00:21 EDT Thứ bảy, 20/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Một số lưu ý kỹ thuật trong nuôi tôm vụ Đông

Thứ năm - 24/11/2016 21:01
Nuôi tôm vụ đông tuy cho lợi nhuận cao do bán được giá cao hơn chính vụ rất nhiều, nhưng được xem là vụ nuôi khó, thường có các đợt áp thấp nhiệt đới, kèm theo đó là không khí lạnh, đặc biệt là các tỉnh miền Trung và miền Bắc có khi nhiệt độ không khí xuống rất thấp dẫn đến nhiệt độ nước ao nuôi tôm cũng hạ theo. Vì thế trong thời gian này tôm nuôi rất dễ mắc bệnh, đặc biệt là bệnh đốm trắng gây thiệt hại lớn cho người nuôi. Để giảm thiệt hại trong những lúc thời tiết xấu, người nuôi cần thực hiện một số lưu ý sau:
Một số lưu ý kỹ thuật trong nuôi tôm vụ Đông

Một số lưu ý kỹ thuật trong nuôi tôm vụ Đông


-  Cần kiểm tra mực nước ao: Không nên để mực nước ao quá cạn (thấp hơn 1m), vì trong điều kiện thời tiết ấm thì mực nước thấp tôm có thể phát triển tốt được, nhưng khi áp thấp nhiệt đới thì thời tiết chuyển lạnh, nếu mực nước ao nuôi thấp thì nhiệt độ nước tầng đáy sẽ hạ theo rất nhanh, làm cho tôm nuôi dễ phát bệnh, vì thế cần giữ mực nước ao tối thiểu là 1,2m trở lên. (Lưu ý: cũng không nên nâng mực nước ao quá sâu, vì khi áp thấp nhiệt đới thì thời tiết âm u kết hợp theo mưa, do đó hàm lượng oxy hòa tan từ không khí xuống ao nuôi tôm rất thấp, nếu oxy xuống mức quá thấp có thể làm cho tôm chết, tùy theo mật độ tôm nuôi mà bà con có thể nâng lên ở mức hợp lý, nhưng khuyến cáo bà con không nên nâng nước ao nuôi tôm quá 1,6m). 

- Kiểm tra các yếu tố môi trường: Khi thời tiết có áp thấp nhiệt đới thường kèm theo mưa, kéo theo các yếu tố môi trường sẽ thay đổi, đặc biệt là pH có xu hướng giảm. Vì thế người nuôi cần sử dụng vôi để giữ ổn định pH. 

- Khâu quản lý cho ăn: Khi điều kiện thời tiết bất lợi, thì chắc chắn tôm sẽ giảm ăn, vì vậy trong giai đoạn thời tiết áp thấp nhiệt đới thì bà con nên giảm lượng thức ăn cho tôm, nhằm tránh hiện tượng thừa thức ăn, gây lãng phí và ảnh hưởng xấu đến môi trường ao nuôi tôm, làm phát sinh nhiều khí độc ảnh hưởng đến phát triển của tôm nuôi.

- Tăng sức đề kháng của tôm để chống lại yếu tố bất lợi của thời tiết: Tôm là động vật bậc thấp biến nhiệt, do đó thời tiết (cụthể là nhiệt độ nước) thay đổi thì nhiệt độ cơ thể tôm sẽ thay đổi theo, vì thế nếu tôm đang yếu kết hợp với thời tiết bất lợi thì đó là lúc tôm dễ bị phát bệnh nhất, do đó trong giai đoạn này bà con nên tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng cách trộn vào khẩu phần thức ăn của tôm các nhóm Vitamin, đặc biệt là Vitamin C rất cần trong giai đọan này./.

Theo Sỹ Công/sonongnghiephatinh.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: nuôi

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 472

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 470


Hôm nayHôm nay : 22708

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 878977

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64864921