08:56 EST Thứ bảy, 21/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

NPK Ninh Bình, “bầu sữa” của cây lúa

Thứ sáu - 03/10/2014 04:11
Từ đồng trũng Gia Viễn; đất vàn cao Nho Quan đến vùng thâm canh lúa trình độ cao Yên Khánh, phân bón NPK Ninh Bình vẫn chứng tỏ được những đặc tính ưu việt.
Mô hình thâm canh lúa KN6 sử dụng NPK Ninh Bình cho vụ mùa bội thu ở xã Khánh Cường, Yên Khánh, Ninh Bình

Mô hình thâm canh lúa KN6 sử dụng NPK Ninh Bình cho vụ mùa bội thu ở xã Khánh Cường, Yên Khánh, Ninh Bình

Nó cung cấp đầy đủ và cân đối các nguyên tố thiết yếu giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt, góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế.

Theo ông Phạm Văn Trung, GĐ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Ninh Bình, phân bón là một trong những yếu tố quan trọng quyết định năng suất của cây trồng và chiếm khoảng 40% chi phí SX. Tuy nhiên, ở nhiều vùng trồng lúa, bà con vẫn sử dụng phân bón chưa hợp lý, gây lãng phí đồng thời không phát huy được hiệu quả của phân bón, dẫn đến năng suất cây trồng và hiệu quả kinh tế thấp.

Do vậy, việc nghiên cứu về phân bón cũng như công thức bón phân hợp lý trong quá trình thâm canh lúa là rất cần thiết. Vụ mùa 2014, Sở NN-PTNT Ninh Bình đã phối hợp với Cty CP Phân lân Ninh Bình triển khai các mô hình “Sử dụng phân bón NPK Ninh Bình cho cây lúa vụ mùa” tại nhiều vùng sinh thái khác nhau trên địa bàn tỉnh.

Tham quan cánh đồng của HTXNN Đông Cường, xã Khánh Cường, huyện Yên Khánh, những thửa ruộng gieo cấy hai giống lúa KN6 và HQ19 sử dụng phân bón NPK Ninh Bình đã cuốn hút đôi mắt của mọi người.

Trực tiếp xắn quần lội ruộng để đo chiều cao cây của giống lúa KN6, PGĐ Sở NN-PTNT Ninh Bình, Trần Đình Toàn chia sẻ: “Cây lúa này cao khoảng 1,5 m. Thường chúng ta chỉ nhìn thấy kiểu hình cây như vậy ở các giống lúa mùa dài ngày. Điều đặc biệt, đến thời điểm thu hoạch, cây vẫn rất cứng, không đổ, giữ nguyên bộ lá gừng đặc trưng và bông nhiều hạt.

Điều đó chứng tỏ, giống lúa KN6 có khả năng chịu thâm canh ở mức cao và phân bón NPK Ninh Bình đã đáp ứng rất tốt đòi hỏi về các yếu tố dinh dưỡng giúp cây sinh trưởng và phát triển”.

Theo đánh giá dự kiến của Trung tâm Khuyến nông Ninh Bình, giống KN6 trong điều kiện bón NPK Ninh Bình tại đồng đất xã Khánh Cường có các yếu tố cấu thành năng suất như mật độ cấy 30 khóm/m2 đạt 8,2 bông/khóm; 118,5 hạt chắc/bông.

Ông Trần Ngọc Diệp, Trưởng phòng Nông nghiệp- PTNT huyện Yên Khánh cho rằng: “Tôi đánh cược năng suất lúa KN6 vụ mùa năm nay phải đạt ít nhất 2,3 tạ. Bởi số hạt chắc trên bông cao. Có những bông lúa cho 150, thậm chí 170 hạt. Mặt khác, cây lúa vẫn giữ được nguyên bản bộ lá gừng, thân cứng, chứng tỏ phân bón NPK Ninh Bình là một trong những nhân tố quan trọng giưp tăng khả năng chống chịu sâu bệnh hại”.

Ông Diệp cũng đánh giá rất cao tiềm năng năng suất của giống lúa HQ19 và cho rằng: “Nếu bón phân NPK Ninh Bình cân đối, bà con có thể thu được 2,4 tạ/sào”.

Theo ông Phạm Văn Trung, phân bón lót NPK5.12.3 Ninh Bình ngoài dinh dưỡng đa lượng còn có 22% CaO và 10% MgO, có tác dụng khử chua, tránh hiện tượng ngộ độc hữu cơ của lúa vụ mùa. Sau khi cấy 5 ngày lúa đã bén rễ hồi xanh. Sau thời gian bén rễ hồi xanh, cây lúa có bộ rễ phát triển nhanh, khỏe, nhiều rễ trắng và tốc độ ra lá mới nhanh.

Giai đoạn đẻ nhánh, lúa được bón phân NPK Ninh Bình cung cấp đầy đủ, cân đối các nguyên tố đa, trung, vi lượng nên cây lúa có bộ rễ khỏe, khả năng hấp thụ dinh dưỡng cao nên cây lúa sinh trưởng phát triển nhanh, đẻ nhánh sớm (sau cấy 10 ngày), đẻ nhánh khỏe, tập trung (thời gian đẻ nhánh 22 ngày), số nhánh đẻ tối đa đạt 11,3 dảnh/khóm, với hệ số đẻ nhánh là 5,7 lần và số dảnh hữu hiệu đạt 8,2 dảnh/khóm, tỷ lệ dảnh hữu hiệu đạt 72,6%.

“Với đặc thù là vùng thâm canh lúa ở mức cao của tỉnh Ninh Bình, chúng tôi thấy rằng việc bón phân NPK Ninh Bình theo một tỷ lệ cân đối sẽ góp phần nâng giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích. Hy vọng trong những vụ lúa tiếp theo, Cty CP Phân lân Ninh Bình sẽ sát cánh cùng chúng tôi để làm nên những vụ mùa bội thu”, ông Phạm Ngọc Vinh, Chủ nhiệm HTXNN Đông Cường nói.

Tại xứ đồng trũng thôn Khoái Lạc, xã Gia Lạc, huyện Gia Viễn, mô hình thâm canh lúa KN6 sử dụng phân bón NPK Ninh Bình trong vụ mùa 2014 cũng cho kết quả rất tốt.

Theo ThS Phạm Hồng Sơn, Trung tâm Khuyến nông Ninh Bình: "Qua điều tra tình hình sâu bệnh hại tại ruộng mô hình cho thấy mật độ sâu cuốn lá nhỏ lứa 6 là 31 (con/m2), ngày 15/8 chúng tôi đã tiến hành phun trừ kịp thời bằng loại thuốc đặc hiệu nên đã giảm thiểu được tác hại của sâu cuốn lá.

“Trong những năm qua, Cty CP Phân lân Ninh Bình đã nghiên cứu và SX thành công nhiều loại phân bón hỗn hợp đa dinh dưỡng chuyên dùng có tỷ lệ NPK phù hợp với từng thời kỳ sinh trưởng và phát triển của nhiều loại cây trồng, trong đó có cây lúa.
Qua đó, cung cấp kịp thời và cân đối các nguyên tố thiết yếu, giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt, tăng khả năng chống chịu với sâu bệnh và điều kiện bất lợi của thời tiết, môi trường, góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả SX”, ông Phạm Văn Trung, GĐ Trung tâm Khuyến nông Ninh Bình.

Mật độ và tỷ lệ hại của các đối tượng khác đều rất thấp, mật độ rầy lứa 6 là 272 com/m2, sâu đục thân gây hại 1,3% dảnh héo, bệnh bạc lá có tỷ lệ 5,1% và bệnh khô vằn tỷ lệ gây hại là 6,3%. Vậy khi bón NPK Ninh Bình cây lúa được cung cấp đầy đủ cà cân đối các yếu tố dinh dưỡng giúp cây lúa sinh trưởng khỏe, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh hại".

Giống KN6 trong điều kiện bón NPK Ninh Bình khép kín có các yếu tố cấu thành năng suất đạt như sau: Mật độ 42,0 khóm/m2; đạt 4,6 bông/khóm; 143,6 hạt chắc/bông và tỷ lệ hạt lép là 12,3%. Năng suất thống kê đạt 195,3 kg/sào(tương đương với 54,2 tạ/ha).

“Tính ưu việt của phân lân nung chảy Ninh Bình thể hiện ở chỗ, nó tuyệt đối không sử dụng hóa chất nên không gây hại tới sức khỏe người sử dụng. Hạt phân không tan trong nước mà tan hết trong môi trường đất và dịch rễ cây tiết ra nên không bị rửa trôi, không để lại cặn bã có hại trong đất không gây ô nhiễm môi trường, càng bón qua các mùa vụ càng thấy tốt, phù hợp với xu hướng canh tác nông nghiệp bền vững”, ông Nguyễn Ngọc Chi, PGĐ Cty CP Phân lân Ninh Bình chia sẻ.

Với những kết quả trên, Sở NN-PTNT Ninh Bình khuyến nghị tiếp tục bố trí mô hình trình diễn gieo cấy lúa sử dụng phân bón NPK Ninh Bình ở các vụ tiếp theo, trên các chân đất khác nhau để có thêm cơ sở hoàn thiện quy trình phân bón NPK Ninh Bình cho cây lúa, từ đó khuyến cáo người dân áp dụng vào SX.

Theo nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 141


Hôm nayHôm nay : 36240

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 900264

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72582973