06:16 EST Thứ bảy, 16/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nâng thu nhập cho nông dân từ lợn, gà

Thứ bảy - 02/02/2013 02:22
Tỉnh Cao Bằng đã chọn hướng tập trung vào phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người nông dân. Việc xây dựng NTM ở Cao Bằng được bắt đầu từ những con lợn, con gà…

 

Không có điều kiện về vật chất, tiền bạc làm hệ thống cơ sở vật chất như các tỉnh miền xuôi, để xây dựng nông thôn mới (NTM), tỉnh Cao Bằng đã chọn hướng tập trung vào phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người nông dân. Việc xây dựng NTM ở Cao Bằng được bắt đầu từ những con lợn, con gà…

Lo cái ăn trước

Tham gia vào dự án hỗ trợ lợn giống và thức ăn chăn nuôi, chị La Thị Dậu, xóm Bản Láp 2, xã Quý Quân (Hà Quảng) cho biết, đến nay tôi đã nuôi được 6 lứa lợn, mỗi lứa lãi được 8 triệu đồng. Ngoài chăn nuôi lợn, tôi còn tham gia vào mô hình trồng dâu, nuôi tằm, với 500m2 dâu, tôi cũng nuôi được 6 lứa tằm với thu nhập mỗi lứa 6 triệu đồng.

“Nhờ đẩy mạnh phát triển sản xuất, gia đình tôi đã thoát nghèo, có điều kiện đầu tư cho con cái học hành”- chị Dậu cho biết. Cùng tham gia vào các mô hình phát triển kinh tế, chị Vũ Thị Nhớ ở xóm Bản Láp 2 cũng nuôi 3 con lợn nái và 40 con lợn thịt mỗi lứa, mỗi năm trừ chi phí gia đình chị Nhớ cũng có thu nhập từ 35-40 triệu đồng.

Chị La Thị Dậu, xóm Bản Láp II, xã Quý Quân (Hà Quảng) được hỗ trợ nuôi lợn phát triển kinh tế.

Ông Triệu Việt Cường – Chủ tịch UBND xã Quý Quân cho biết, Quý Quân là xã vùng sâu, nghèo. Dù chỉ cách thị trấn huyện Hà Quảng 20km, nhưng do xung quanh núi non hiểm trở, nên đường sá đi lại khó khăn, nhất là mùa mưa. Với 268 hộ, sinh sống ở 11 thôn, tỷ lệ hộ nghèo của xã vẫn chiếm hơn 70%. Do xuất phát điểm là một xã nghèo, nên quá trình xây dựng NTM trên địa bàn xã mới chỉ hoàn thành quy hoạch chờ phê duyệt. Trước mắt, xã chỉ tập trung cho chỉ tiêu quan trọng nhất là đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của người dân.

Ông Cường cũng cho biết, đối với sản xuất nông nghiệp, cả xã tập trung đầu tư thâm canh tăng vụ cây ngô, lúa, khoai tây, sắn, thuốc lá và các loại cây rau màu khác trên 127ha đất canh tác. Qua đó, sản lượng cây lương thực có hạt năm sau cao hơn năm trước. Năm 2011, tổng sản lượng lương thực đạt trên 620 tấn, năm 2012 tăng lên 675 tấn, đạt 121% kế hoạch.

Chỉ 13 xã đăng ký xây dựng NTM

Ông Đàm Văn Eng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng cho biết, do điều kiện kinh tế ở địa phương có nhiều khó khăn nên chỉ có 13 xã toàn tỉnh đăng ký đạt chuẩn NTM vào năm 2015 với tổng mức nhu cầu vốn đầu tư cho 13 xã khoảng trên 3.100 tỷ đồng.

Cao Bằng có 179/199 xã, phường, thị trấn thực hiện Chương trình xây dựng NTM. Qua rà soát, đánh giá thực trạng so với 19 tiêu chí của 138/179 xã cho thấy, chưa có xã nào đạt từ 14-18 tiêu chí; 3 xã đạt từ 9-13 tiêu chí; 16 xã đạt 5-8 tiêu chí và có tới 105 xã đạt dưới 5 tiêu chí, tuy nhiên, hiện còn 14 xã chưa đạt tiêu chí nào.

Do chú trọng sản xuất, nên tính đến hết năm 2012, trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã có 259 trang trại, 34 hợp tác xã (HTX) sản xuất nông nghiệp, trong đó có một số HTX đã mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, đầu tư dây chuyền, thiết bị vào sản xuất, chế biến nông lâm sản.

Tuy nhiên, theo đánh giá, các HTX còn khó khăn do thiếu vốn, mặt bằng sản xuất nhỏ hẹp, tay nghề lao động thấp nên chủ yếu vẫn là sản xuất manh mún; trang trại tuy có nhiều nhưng không có trang trại nào đáp ứng theo tiêu chí mới tại Thông tư số 27 của Bộ NNPTNT nên không được cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại.

Riêng 13 xã điểm triển khai xây dựng NTM, các huyện, thị xã đã lựa chọn và thành lập 13 tổ hợp tác tại 13 xã điểm nhận hỗ trợ và sử dụng máy làm đất; thành lập các tổ nhóm sở thích thông qua các chương trình, dự án như IFAD, 30a, 135 giai đoạn II… để phát triển mô hình về trồng trọt, chăn nuôi.

Theo danviet.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 309

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 308


Hôm nayHôm nay : 36439

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 650390

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70877705