Những năm trở lại đây, thương lái khắp nơi tìm đến các huyện miền núi của tỉnh Nghệ An như Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong…để thu mua quả bo bo nhập cho thương lái.
Hiện nay đến mùa thu hoạch quả bo bo, ngay từ sáng sớm hàng chục người dân ở bản Na Ty, xã Châu Thôn, huyện Quế Phong (Nghệ An) chuẩn bị các dụng cụ thô sơ như bao tải, gùi, dao và gậy để vào rừng hái quả bo bo. Năm nay, giá quả bo bo cũng được giá nên người dân tập trung rất đông để hái quả bán cho thương lái để kiếm thêm thu nhập.
Chị Lương Thị Nguyệt áo xanh vui vẻ khi thành quả lao động của chị và chồng 1 ngày được hơn 1 tạ quả bo bo kiếm được hơn 400.000 đồng/ngày. Ảnh: Cảnh Thắng
Theo chị Lương Thị Nguyệt ở bản Na Ty cho hay: “Năm nay vào mùa bo bo, chúng tôi được thương lái ở trung tâm xã đặt mua hàng. Tôi có rủ thêm mấy người hàng xóm nữa vào rừng hái quả này về nhập cho họ. Giá quả bo bo năm nay cũng được giá, với 4.000 ngàn/kg quả tươi nhưng chừng đó cũng đủ cho gia đình tôi kếm thêm thu nhập. Hàng ngày hai vợ chồng chúng tôi vào rừng hái quả này, gặp những điểm cây nhiều quả, hai vợ chồng cũng gom được hơn 1 tạ bo bo. Mỗi ngày hai vợ chồng cũng kiếm được hơn 400.000 ngàn đồng.”.
Quả bo bo được hái trong rừng về đóng vào bao để chờ nhập cho thương lái. Ảnh: Cảnh Thắng
“Cả xóm tôi có hơn 20 người đi hái quả bo bo, vì đời sống người dân chúng tôi nơi đây vô cùng khó khắn. Trồng lúa thì cũng chỉ trồng được 1 vụ, thời gian còn lại chúng tôi phải xuống thành phố kiếm việc làm thêm để nuôi các con ăn học. Do năm nay, bo bo được mùa nên 2 vợ chồng có bàn nhau ở nhà chăm con và lên rừng hái quả bo bo kiếm thêm thu nhập” chị Nguyệt cho biết thêm.
Thành quả 1 ngày vượt rừng vượt suối đi hái quả bo bo bán cho thương lái của những người dân ở bản Na Ty, xã Châu Thôn, huyện Quế Phong (Nghệ An). Ảnh: Cảnh Thắng
Trong khi đó, trao đổi với Dân Viêt, ông Lương Văn Phương trú tại bản Na Ty, xã Châu Thôn, huyện Quế Phong người thu mua bo bo cho bà con thì cho hay: “Do những năm trước, cây bo bo mọc tự nhiên trong rừng, nên mạnh ai người ấy lên rừng hái, không biết chăm sóc bảo quản nên được một thời gian, cây bo bo chết dần chết mòn, diện tích bị thu hẹp. Nhận thấy đây là cây tự nhiên, là thế mạnh của người dân nên chính quyền địa phương đã tổ chức họp dân rồi, phân chia từng vùng, từng thôn, bản khai thác và chăm sóc. Nhưng nơi nào cây bo bo bị chết thì được huyện cấp vốn trồng mới để người dân có thể chăm sóc và thu hoạch khi bo bo đến mùa.”
“Năm nay gái bo bo cũng được giá, quả tươi tôi thu mua cho bà con 4.000 đồng/kg. Nhưng khi sấy khô giá lên đến 40.000 đồng/kg. Có ngày vợ chồng anh Cường ở trong bản hái được hơn 1 tạ, cũng kiếm được gần 500.000 đồng/ngày. Hàng ngày tại điểm thu mua của tôi, cũng thu mua được khoảng gần 10 tạ bo bo tươi của bà con. Thấy bà con vào rừng đi hái được nhiều tôi cũng mừng cho họ.” ông Phương cho biết thêm.
Ông Lương Văn Phương trú tại bản Na Ty, xã Châu Thôn, huyện Quế Phong người thu mua bo bo cho bà con đang cân bo bo để trả tiền cho người dân. Ảnh: Cảnh Thắng
Trao đổi với NTNN/DânViệt, ông Phan Trọng Dũng - Trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Quế Phong (Nghệ An) cho biết: “Nhưng năm trước đây người dân ở các xã biên giới khai thác quả bo bo rất tự phát, không biết chăm sóc để đến năm sau thu hoạch tiếp nên cây bo bo dần dần khán hiếm. Nhận thấy vậy, huyện chúng tôi đã đề xuất dự án phát triển và bảo tồn chăm sóc trồng mới cây bo bo ở những vùng khí hậu phụ hợp. Nhưng hộ dân nào có đất rừng thì được cấp giống đề trồng và tự chăm sóc, đến mua thu hoạch thì thu hoạch bán cho thương lái.”
Quả bo bo sau khi được phơi khô bán cho thương lái dưới xuôi lên với giá 40.000 đồng/kg sấy khô. Ảnh: Cảnh Thắng
“Chính vì khi chúng tôi tuyên truyền vận động bà con nông dân phải biết chăm sóc cây bo bo để khai thác nó một cách hiệu quả hơn mà những năm gần đây quả bo bo thu hoạch ngày càng nhiều, năng suất cao, có thể xóa đói giảm nghèo được cho bà con vùng xâu vùng xã.” ông Dũng cho biết thêm.Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn