10:28 EDT Thứ sáu, 19/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Ngô gấp 2 lúa

Thứ tư - 20/08/2014 04:24
Ngô là cây trồng cạn nên chi phí đầu tư thấp hơn cây lúa. Sau khi trừ mọi chi phí, mỗi ha ngô thu lãi gần 10 - 15 triệu đồng, cao hơn so với trồng lúa.
Trồng ngô lãi gấp 2 trồng lúa tại Quảng Ngãi

Trồng ngô lãi gấp 2 trồng lúa tại Quảng Ngãi

Đó là kết quả dự án “Xây dựng mô hình chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng ngô nhằm nâng cao giá trị gia tăng trong SXNN” do Trung tâm Chuyển giao công nghệ và khuyến nông (Viện Khoa học nông nghiệp VN) phối hợp với các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi triển khai vụ HT này.

LÃI KÉP

Bà Võ Thị Thu Phong, thôn Thanh Long, xã Đức Thắng (Mộ Đức, Quảng Ngãi) có 6 sào đất trồng lúa, song 2 sào thường xuyên mất mùa, bởi thiếu nước.

Được Viện KHKT Nông nghiệp duyên hải Nam Trung bộ, Sở NN-PTNT Quảng Ngãi hỗ trợ, vụ HT 2014 bà Phong chuyển đổi 1 sào lúa sang trồng ngô (giống CP 333) cho thu 4 tạ ngô thương phẩm. Hiện giá bán 5.700 đ/kg, tính ra bà Phong thu về 2.280.000 đ. Trong khi trồng lúa chỉ thu 2 tạ thóc, bán với giá 5.500 đồng/kg được có 1.100.000 đ.

Những vụ lúa mất mùa thì được 1 - 1,5 tạ, có vụ thiếu nước thì mất trắng.

“Trồng bắp ít công chăm sóc còn tận dụng được cây, lá chăn nuôi bò. Ngoài ra còn tiết kiệm được khoản thức ăn tinh phục vụ chăn nuôi heo”, bà Phong chia sẻ.

Cạnh ruộng ngô bà Phong là những ruộng lúa đang bắt đầu chín, bông nhỏ, năng suất thấp, ước đạt khoảng 1,5 tạ/sào. “Hầu hết vụ HT mô cũng rứa, nước thiếu thì lúa sẽ kém hiệu quả. Như vụ ni mà không chuyển qua trồng bắp, trong khi nắng nóng kéo dài, thiếu nước thì 1 sào lúa sẽ mất trắng.

Mặc dù mới thực hiện chuyển đổi nên đất chai, rất khó làm và năng suất ngô chưa cao. Chắc vài vụ nữa thì bắp sẽ to hơn nhiều”, bà Phong nói.

Thực hiện chuyển đổi cây trồng, bà Phong sẽ luân canh theo công thức: Vụ ĐX trồng lúa, vụ HT ngô và vụ thu trồng bắp hoặc rau màu. Thấy được hiệu quả, bà con thôn Thanh Long sẽ thực hiện chuyển đổi một số diện tích ở cánh đồng Cây Thị và Mẫu Trại sang trồng ngô.

ĐẦU RA KHÔNG LO

Ông Lê Quang Thọ, thôn Mỹ Khánh, xã Đức Thắng (huyện Mộ Đức) vụ HT năm ngoái đã mạnh dạn chuyển đổi 2 sào đất lúa kém hiệu quả sang trồng ngô đem lại hiệu quả kinh tế cao. Vụ HT năm nay, ông chuyển đổi tiếp 2 sào lúa sang trồng ngô.

Theo ông Thọ, ở Đức Thắng năng suất lúa đạt kỷ lục khoảng 3 tạ/sào, bình quân 2,5 tạ sào, còn ngô thấp nhất được 4 tạ/sào. Trong khi giá ngô và lúa thường ngang nhau, tính ra, trồng ngô sẽ có lãi hơn rất nhiều. Đặc biệt SX ngô không lo đầu ra, thu hoạch bao nhiêu sẽ được thương lái thu mua hết.

11-42-46_nh-3
Chuyển đổi lúa sang ngô tại Quảng Nam

“Bắp thu hoạch xong phơi ở ruộng là thương lái đến ngã giá luôn. Ngoài chuyện tốn ít công chăm sóc, thì cây bắp còn lợi rất nhiều. Khi mưa bão, lũ lụt như trồng lúa đã đến lúc chín mà không thu hoạch kịp thời thì sẽ bị ngâm trong nước và nẩy mầm, gặt về nhà lại không có chỗ phơi.

Trong khi đó bắp chín chậm thu hoạch vài ngày cũng không ảnh hưởng đến năng suất, nếu gặp mưa lũ thu về nhà cũng chẳng lo. Để chuyển đổi sang trồng bắp với diện tích lớn thì Nhà nước cần đầu tư hệ thống tưới riêng cho cây trồng cạn, bởi sử dụng hệ thống tưới cây lúa nên nhiều bất cập”, ông Thọ kiến nghị.

Dự án có sự liên kết của "4 nhà" gồm Viện Khoa học nông nghiệp VN (cùng với hệ thống các viện vùng trực thuộc) - hệ thống khuyến nông các tỉnh - DN thu mua và tiêu thụ nông sản - nông dân.
Dự án triển khai tại nhiều tỉnh với quy mô xây dựng mô hình chuyển đổi trên 2.000 ha/3 năm (2014 - 2016).

Cũng trong khuôn khổ dự án, Trung tâm Chuyển giao công nghệ và khuyến nông phối hợp Trung tâm KN-KN Quảng Nam triển khai mô hình với sự tham gia của 180 hộ dân ở thôn Mỹ Hai, xã Tam An, huyện Phú Ninh với diện 20 ha và thôn Lệ Nam, xã Duy Châu, huyện Duy Xuyên với diện tích 10 ha .

Theo tính toán, trước đây trên đất xấu làm một vụ lúa có năng suất cao nhất 5 tấn/ha, khi chuyển sang trồng ngô lai đạt 7 tấn/ha, nhiều nơi có thể đạt 10 tấn/ha. Ngô là cây trồng cạn nên chi phí đầu tư về phân bón, nước tưới, công chăm sóc thấp hơn cây lúa. Vì vậy, sau khi trừ mọi chi phí, mỗi ha ngô thu lãi gần 10 - 15 triệu đồng, cao hơn so với trồng lúa.

Ông Lương Đinh, thôn An Mỹ 2, xã Tam An cho biết: "Vào vụ HT cánh đồng ở đây thường thiếu nước, bà con phải dùng máy bơm liên tục, năng suất cây lúa không cao. Tuy nhiên cây ngô vẫn chống chịu tốt, cho năng suất khá. Chuyển đổi từ lúa sang ngô chưa quen, song bà con được sự giúp đỡ của cán bộ khuyến nông nên dần nắm vững kỹ thuật".

Ông Lê Quốc Thanh, GĐ Trung tâm Chuyển giao công nghệ và khuyến nông cho rằng, việc phát triển cây ngô là một định hướng lớn trong quá trình tái cơ cấu ngành NN-PTNT. Ngô là một trong những cây trồng có nhiều lợi thế để phát triển hơn các cây trồng cạn khác. .

"Bộ NN-PTNT đã có quyết định phê duyệt quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa giai đoạn 2014 - 2020, đây là cơ sở thuận lợi cho các tỉnh, triển khai.

Bên cạnh đó, dự án sẽ tập trung đầu tư hỗ trợ nông dân về máy làm đất, máy bóc vỏ, tách hạt cho các mô hình chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng ngô với quy mô diện tích lớn; tăng cường công tác tập huấn về quy trình thâm canh ngô trên đất lúa, đặc biệt là quy trình thâm canh khi tăng mật độ ngô lên 7 - 9 vạn cây/ha để đạt năng suất và hiệu quả, cũng như mục tiêu của dự án", ông Thanh nhấn mạnh.

Theo nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 481

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 480


Hôm nayHôm nay : 38560

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 850933

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64836877