20:44 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Người cựu binh thu nhập 40 triệu mỗi tháng từ chim trĩ đỏ

Thứ sáu - 01/06/2012 05:25
Sau hai lần thất bại với mô hình nuôi cá lóc và ba ba, vốn liếng dần cạn kiệt, cuối cùng ông Na đã thành công với mô hình nuôi chim trĩ đỏ. Tên của ông đã trở thành một thương hiệu gắn liền với loài chim quý “ông Na chim trĩ”.

Sau 4 năm đi lính, năm 1983 chàng trai trẻ Đỗ Văn Na ở xóm 12, xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam xuất ngũ về quê. Suốt những năm sau đó, ông trăn trở với việc tìm hướng đi mới cho nền nông nghiệp xã nhà thoát khỏi cảnh nghèo khó và làm giàu trên chính quê hương. Câu hỏi “trồng cây gì và nuôi con gì sẽ mang lại hiệu quả cao trên cùng một diện tích” cứ ám ảnh ông mãi.

Đầu năm 1987 ông bắt đầu thực hiện ước mơ với mô hình nuôi ba ba thương phẩm. Nhưng tất cả công sức, vốn liếng mà ông dồn vào mấy ao nuôi đều trôi hết chỉ trong một trận lụt và cống ao bị vỡ.

Không nản lòng, người cựu binh lại cải tạo các ao nuôi ba ba để thả cá quả. Nhưng do thiếu kinh nghiệm, một lần nữa mô hình nuôi cá quả vẫn không mang lại hiệu quả như mong đợi.

Chim trĩ đỏ đã mang lại hàng trăm triệu đồng cho gia đình ông Na mỗi năm. Ảnh: Phan Thiên.

Vốn liếng dần cạn kiệt, tuy nhiên ông vẫn không ngừng học hỏi những hướng đi mới. Đầu năm 2009 ông bắt đầu thí điểm mô hình nuôi chim trĩ đỏ. Và loài chim quý đã chứng tỏ được hiệu quả kinh tế của mình.

Sau 3 năm phát triển giờ đây trang trại của ông có trên 100 con chim bố mẹ đã qua chọn lọc, dùng để nhân giống cung cấp cho thị trường và chim trĩ thương phẩm.

Ông Na chia sẻ: “Chim trĩ là loài có sức đề kháng tốt, ít dịch bệnh, thích nghi tốt với điều kiện nuôi nhốt, ăn ít nên rất dễ nuôi, mà có sức đề kháng cao. Mỗi lứa chim trĩ mẹ đẻ từ 80 đến 100 quả trứng, chim trĩ con chỉ nuôi 6 tháng là có thể đẻ trứng hoặc xuất chuồng”.

Hiện tại giá bán bình quân là 45 – 50 nghìn đồng/quả trứng, và chim con sau khi ấp nở một tuần là 90 - 100 nghìn đồng mỗi con.

Chim trĩ đỏ được nuôi trong chuồng giống như gà, không tốn kém nên mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Ảnh: Phan Thiên.

Ông cũng cho biết chim mẹ sau khi đẻ một lứa nên vỗ béo để xuất thành chim thương phẩm, vì trĩ không như các loài khác. Nếu để đẻ lứa sau chất lượng và năng suất trứng sẽ không tốt như lứa đầu nữa.

Riêng hệ thống chuồng nuôi chim trĩ được kết cấu như nuôi gà, nhưng cần vây kín để tránh chim bay ra ngoài.

Hiện tại, chim trĩ thương phẩm được bán cho các nhà hàng trong tỉnh và Hà Nội với giá bán 400 - 420 nghìn đồng/kg. Nhu cầu thị trường ngày càng phát triển, nhiều khi có đơn đặt hàng nhưng chim không đủ để bán.

Không những cung cấp chim trĩ thương phẩm cho các nhà hàng, hiện tại ông Na còn cung cấp trứng và con giống cho các hộ nuôi trên địa bàn và các vùng lân cận.

Thấy được hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi chim trĩ của ông Na, bà con trong xã và người dân ở các tỉnh lân cận cũng tìm về học hỏi kinh nghiệm làm giàu.

Ông Đinh Công Dần một hộ nuôi chim trĩ trong xóm 12 chia sẻ: “Nuôi chim trĩ ít bị dịch bệnh, mà giá thành lại cao nên hiệu quả kinh tế cao. Lượng thức ăn của một con chim trĩ từ khi nhỏ đến khi xuất chuồng chỉ bằng nuôi gà nhưng giá bán thương phẩm cao hơn nhiều lần so với nuôi gà vậy nên lãi cao hơn nhiều”.

Mỗi ngày gia đình ông Na thu được hơn 50 quả trứng chim trĩ đỏ, bán với giá 50 nghìn đồng một quả. Ảnh: Phan Thiên.

Ngoài cung cấp chim thương phẩm và chim con, có rất nhiều người còn đến săn tìm những con chim trĩ đẹp về làm cảnh, mỗi con như vậy ông Na bán được từ 2 đến 3 triệu đồng/con.

Hiện tại với hơn 100 con chim bố mẹ, trừ chi phí trung bình mỗi tháng ông Na thu về từ 35 đến 40 triệu đồng.

Không dừng lại ở đó, đầu năm 2010 thấy việc nuôi chồn nhung đen mang lại hiệu quả cao, ông đã mua 20 cặp về nhân giống thử và kết quả ngoài mong đợi của người cựu chiến binh. Đàn chồn này lớn trông thấy, thức ăn chủ yếu là lá cây, ngô, khoai sắn.

Chồn nhung đen có ưu điểm là không bệnh tật, mỗi năm đẻ 3 lứa, mỗi lứa đẻ từ 3 - 4 con. Giá bán hiện tại của một cặp chồn con 1 tháng tuổi khoảng 500 nghìn đồng. Sau một thời gian thí điểm ông đã gây được 50 cặp chồn bố mẹ, cung cấp giống cho bà con trong tỉnh và lân cận như Nam Định, Thái Bình…

Ông chủ tiết lộ, nuôi chồn nhung đen cũng có giá trị kinh tế rất cao, tuy nuôi với số lượng ít nhưng mỗi năm ông cũng thu hàng chục triệu đồng từ mô hình mới này.

Cũng nhờ nuôi chim quý mà kinh tế của gia đình ông ngày một khá giả, sắm đầy đủ tiện nghi. Với mô hình nuôi mới này, ông đang tích cực mở rộng chuồng trại để nuôi và giúp người nuôi có hướng đi đúng đắn.

Chim trĩ đỏ vốn là động quý hiếm có tên trong sách đỏ có nguy cơ tuyệt chủng cần được bảo vệ. Tuy nhiên hiện nay chim trĩ đã được gây nuôi thành công trong môi trường nuôi nhốt, nên người chăn nuôi chỉ cần đến đăng ký tại các hạt kiểm lâm địa phương, để có giấy phép. Do là loài đặc sản mới được gây nuôi thành công nên hiện nay chim trĩ được rất nhiều bà con nông dân ưa chuộng đầu tư.

Phan Thiên – Văn Hải
Nguồn : vnexpress.net

 
Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 290

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 285


Hôm nayHôm nay : 54673

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1024723

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72707432