Các triệu chứng thừa đạm như sau: cây lúa nhìn có màu xanh quá mức bình thường; có thể đang khỏe mạnh lúc chưa chín nhưng có nguy cơ đổ ngã lúc gần chín và gây thất thu nếu ngập nước...
Theo khuyến cáo, bón phân cho lúa hè thu chỉ khoảng 3 đợt và đợt cuối cùng vào khoảng 35 - 40 ngày sau khi sạ (tùy theo lúa 90 - 100 ngày). Tổng lượng nhu cầu đạm nguyên chất (N) khuyến cáo cho cả vụ hè thu khoảng 80kg/ha (quy ra khoảng 174kg urê/ha). Tuy nhiên, tùy theo tình hình phát triển và điều kiện đồng ruộng cụ thể, một số bà con thường bón thêm đợt phụ để đón đòng, bón rước hạt... có thể dẫn đến thừa đạm.Triệu chứng thừa đạm: Cây lúa nhìn có màu xanh quá mức bình thường; có thể đang khỏe mạnh lúc chưa chín nhưng có nguy cơ đổ ngã lúc gần chín và gây thất thu nếu ngập nước; dễ nhiễm các bệnh như cháy bìa lá, đốm vằn, đạo ôn và sâu hại, nhất là sâu cuốn lá giai đoạn sau trổ bông nguy cơ giảm năng suất lúa; cũng có thể ruộng lúa có màu xanh không đồng đều do bón phân đạm không đều.Thiệt hại về kinh tế, xã hội và môi trường do bón thừa đạm là tăng khả năng tấn công của sâu bệnh, nông dân phải chi phí thêm công lao động và thuốc BVTV để phòng trừ. Khi đó liên quan đến rủi ro về sức khỏe và bệnh tật. Nếu lúa đổ, năng suất không chỉ giảm mà còn gây ra lúa lép lửng nhiều, chất lượng gạo kém, giá bán thấp, lợi nhuận giảm. Thừa đạm còn gây ô nhiễm môi trường do lượng nitrat chảy vào trong nguồn nước. Có khi còn lưu lượng nitrat trên hạt không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.Biện pháp hạn chế bón thừa đạm cho lúa: Chú ý chỉ bón đủ theo liều khuyến cáo các giai đoạn cây lúa cần. Trung bình cân bằng khoảng 20kg N cho mỗi tấn hạt lúa sản xuất được (khoảng 43,5kg urê). Cán bộ kỹ thuật và khuyến nông cần hướng dẫn và thực hiện các thí nghiệm trên đồng ruộng để nông dân hiểu đã có sẵn bao nhiêu lượng đạm được cung cấp từ đất và các nguồn khác như từ nước, từ vi sinh vật và do cây trồng luân canh (nếu có). Từ đó, chỉ áp dụng phân đạm bổ sung nhằm đạt được năng suất mục tiêu.Theo danviet.vn