23:43 EDT Thứ ba, 25/06/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nhiều khả năng thiếu nguồn cung cho xuất khẩu thủy sản

Thứ ba - 12/05/2015 12:01
Hiện nay diện tích thả nuôi các mặt hàng thủy sản đang có dấu hiệu giảm sút, đặc biệt là đối với mặt hàng tôm.

Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thủy hải sản trong 4 tháng đầu năm 2015 giảm thấp. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), kết thúc quý I/2015, kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước đạt trên 1,36 tỉ USD, giảm đến 17,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư kí Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản, ngoài việc giảm kim ngạch và sản lượng xuất khẩu, các mặt hàng thủy sản thả nuôi đang có dấu hiệu giảm sút diện tích, đặc biệt là đối với mặt hàng tôm, điều này gây thiếu nguồn nguyên liệu tôm xuất khẩu. Dự kiến từ nay đến quý III/2015, với đà thu hẹp diện tích thả nuôi sẽ dẫn đến thiếu hụt nghiêm trọng nguồn cung cho xuất khẩu.

Phân tích của ông Nguyễn Hoài Nam cho thấy, khi giá bán tôm xuất khẩu không tăng, trong khi giá nguyên liệu chăn nuôi không giảm đã khiến chi phí nuôi thả tăng cao. Từ chi phí cho nguồn cung cao này đã dẫn đến hàng thủy sản của Việt Nam luôn khó cạnh tranh được về giá so với các quốc gia xuất khẩu thủy sản khác.

Mặt khác, trong một chuỗi sản xuất, từ doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản lớn đến các hộ gia đình đều liên quan đến nguồn vốn tín dụng để trang trải cho quá trình thả nuôi.

Tuy nhiên hiện nay, người nuôi thủy sản thường chi phí chủ yếu cho thức ăn, đây đang là bài toán cần giải quyết bởi nếu vay được tiền ngay để cung cấp thức ăn cho nuôi tôm với mức rủi ro cao thường có mức lãi suất cao.

Bên cạnh đó, nếu doanh nghiệp, cá nhân có tiềm lực về tài chính để không phải thế chấp, chỉ cần tín chấp cũng phải chịu mức tín dụng không phải là thấp.

Do đó, đại diện VASEP kiến nghị, ngoài việc doanh nghiệp phải cắt giảm tối đa chi phí trung gian để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, Ngân hàng Nhà nước cũng cần có sự điều chỉnh lãi suất các khoản vay ngắn hạn xuống mức 5% để hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu bởi mức lãi suất 7 - 8% hiện nay vẫn còn khá cao./.

Nguyễn Quỳnh
Theo: VOV.VN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 112


Hôm nayHôm nay : 63177

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1647168

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 63729390