06:14 EST Thứ năm, 14/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nhờ phân bón Văn Điển, cây bí năng suất cao

Thứ hai - 19/12/2016 03:09
Bón phân ĐYT NPK Văn Điển sẽ đáp ứng đầy đủ nhu cầu các yếu tố dinh dưỡng cho cây bí đạt năng suất cao, chất lượng tốt.

Cung cấp nước và bón phân đầy đủ

Bí xanh có thể trồng quanh năm, trừ những tháng rét, đặc biệt rét vào  giai đoạn cây con và giai đoạn ra hoa đậu quả. Do vậy, bí xanh trồng vụ xuân hè hoặc thu đông, hoặc làm dàn để bí leo cho năng suất và chất lượng cao nhất.

 nho phan bon van dien, cay bi nang suat cao hinh anh 1

Bón phân ĐYT NPK Văn Điển sẽ đáp ứng đầy đủ nhu cầu các yếu tố dinh dưỡng cho cây bí đạt năng suất cao, chất lượng tốt. Ảnh: T.L

Từ kỳ cây con đến lúc ra hoa, đầu bí chỉ cần đủ ẩm, nhưng từ khi đậu quả đến quả to bí cần khá nhiều nước. Cùng với nước là việc cung cấp phân bón đầy đủ các chất dinh dưỡng đạm, lân, kali và các chất trung vi lượng sẽ giúp cây bí cho năng suất và chất lượng quả tốt hơn.

-Thiếu đạm cây sinh trưởng kém, đốt dày, lá nhỏ. Nhưng nhiều đạm quá thì cây phát triển thân lá mạnh, cây xum xuê nhiều sâu bệnh; chậm ra hoa, ít đậu quả và quả chậm chín, nhiều nước, vị nhạt, dễ bị nứt vỏ, quả không bảo quản được lâu sau thu hoạch.

- Thiếu lân, bộ rễ kém phát triển, cây sinh trưởng chậm, năng suất giảm.

- Kali giúp thân, lá cứng, tăng khă năng đậu quả và chống chịu sâu bệnh cũng như điều kiện sống bất lợi như khô, hạn… kali làm tăng chất lượng quả, làm vỏ cứng, dễ vận chuyển.

- Ngoài các chất đa lượng, cây bí rất cần các dinh dưỡng trung vi lượng. Đặc biệt, cây bí rất nhạy cảm với chất Ca và Mg. Thiếu chất Ca, bí hay bị thối dây, quả, vỏ mỏng, dễ vỡ, khó vận chuyển, bảo quản. Thiếu chất Mg làm giảm khả năng đậu quả, quả chậm lớn và thịt quả không chắc.

Bón phân Văn Điển thế nào cho đúng cách?

Để thâm canh bí đạt năng suất cao, chất lượng tốt; mỗi sào bí (360m2) cần bón 3-5 tạ phân hữu cơ ủ mục và phân đa yếu tố NPK Văn Điển với 2 loại sản phẩm: 20-25kg NPK 5:10:3 chuyên bón lót (bón trước khi gieo hạt hoặc khi đặt bầu) và 25-35kg NPK 12:5:10 chuyên bón thúc.

Phân thúc bón vào 3 giai đoạn chính:

Giai đoạn cây có 5-6 lá và ngả ngọn bò, bón thúc mỗi sào 10 - 15kg NPK12:5:10 để thúc cây vươn lóng và ngoi ngọn. Bón xa gốc 15-20cm, xới nhẹ kết hợp vun gốc. Giai đoạn ra hoa rộ, mỗi sào cần bón thúc thêm 7 - 10kg NPK 12:5:10 để tăng khả năng đậu quả và lấy lứa hoa tiếp theo. Khi cây có quả rộ bón thêm 7-10kg NPK 12;5:10  để nuôi quả.

Nhiều địa phương, nông dân tranh thủ lấy quả non đầu vụ sớm làm rau xanh, sau đó mới lấy bí già thì cần bón thêm 5-7kg phân bón thúc, vừa để thêm lứa quả cuối vụ, vừa giúp cây tốt bền và tăng năng suất, chất lượng quả  lứa cuối. Bón phân ĐYT NPK Văn Điển sẽ đáp ứng đầy đủ nhu cầu các yếu tố dinh dưỡng cho cây bí đạt năng suất cao, chất lượng tốt.

Các chăm sóc khác:

Bấm ngọn, tỉa nhánh: Một gốc bí có thể để từ 1- 2 nhánh, nếu để một nhánh thì không cần bấm ngọn còn để 2 nhánh thì bấm ngọn khi cây có 5 lá thật, sau khi bấm ngọn cây sẽ  ra nhánh bên, chỉ giữ lại 2 nhánh chính khoẻ nhất và thường xuyên kiểm tra ngắt bỏ các nhánh còn lại khi nhánh mới nhú.

Lấp dây, làm giàn, nương dây: Khi cây bí dài 50cm, lấy đất lấp ngang đốt, cách 1 - 2 đốt lại lấp để cho cây bí ra nhiều rễ ngang (rễ phụ), giúp cây tăng khả năng hút  nước và chất dinh dưỡng để nuôi quả.

- Làm giàn: Khi cây xuất hiện tua cuốn thì cắm giàn chéo chữ X để tận dụng hợp lý ánh sáng, một sào cần khoảng 1.400 - 1.500 cây, giàn cần buộc chắc chắn để tăng khả năng giữ quả, tránh để mưa gió có thể làm đổ ảnh hưởng đến năng suất bí.

- Nương dây: Trước khi cho cây leo lên giàn nên để cây bò trên luống khoảng 40 - 50cm (hướng ngọn bí bò từ gốc này sang gốc kia sau đó mới nương dây cho leo lên giàn).

Chú ý: Không để dây lật úp hoặc bị vặn dây, dùng rơm dạ, dây chuối buộc ngọn bí lên giàn ở vị trí dưới nách lá. 

KS Nguyễn Tiến Chinh 
Theo danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 273


Hôm nayHôm nay : 33488

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 550990

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70778305