Những vòng tròn… cỏ cháy
Gia đình ông Lăng Văn Đăng ở xã Xuân Hòa (huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc) có hàng nghìn mét vuông trồng thanh long ruột đỏ. Do không đủ nhân lực để làm cỏ, theo định kỳ, cứ vài ba tháng ông lại sử dụng thuốc diệt cỏ phun xung quanh gốc thanh long để đảm bảo cỏ không cạnh tranh hết dinh dưỡng của cây trồng chính. Khắp vườn thanh long rộng bạt ngàn, đám cỏ vẫn xanh um giữa những hàng trồng thanh long thẳng tắp, chỉ riêng đám cỏ dưới gốc là vàng úa, xác xơ. Những vòng tròn cỏ cháy cứ loang lổ dưới mỗi gốc thanh long, chạy dài từ đầu đến cuối vườn. “Biết là độc hại nhưng do không có nhân lực làm cỏ nên đành chịu”- ông Đăng phân trần.
Tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong canh tác đã đến mức báo động. Ảnh: V.S
Mỗi năm Việt Nam nhập và sử dụng từ 70.000 – 100.000 tấn thuốc BVTV. Trong nửa đầu năm 2018, chúng ta chi hơn 460 triệu USD để nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu thuốc trừ sâu, như vậy mỗi ngày Việt Nam chi 2,15 triệu USD nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu. |
Còn tại làng hoa Tây Tựu (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), trong vòng đời của mỗi loài hoa, số lần phải dùng thuốc BVTV có khi người trồng không tính toán hết được. Đại diện Chi cục BVTV Hà Nội cũng thừa nhận, so với nhiều loại cây trồng khác, việc sử dụng thuốc BVTV trên hoa vẫn lớn hơn nhiều lần.
Những con số báo cáo của Viện Môi trường nông nghiệp sau khi quan trắc tại làng hoa Tây Tựu có thể khiến nhiều người phải giật mình vì mức độ sử dụng thuốc BVTV tại nơi này. Theo đó, tần suất sử dụng thuốc BVTV cho hoa hồng vào khoảng 9 – 12 lần/năm (mùa hè 1 tháng/lứa, mùa đông khoảng 1,5-2 tháng/lứa); đối với những loại hoa khác, đòi hỏi kỹ thuật canh tác cao như đồng tiền, cúc, tần suất phun thuốc BVTV còn liên tục hơn, khoảng 5 ngày/lần. Đáng chú ý, nhiều loại thuốc BVTV nông dân Tây Tựu đang sử dụng có những hoạt chất đã bị cấm sử dụng.
Còn Trung tâm Khoa học công nghệ và Môi trường (Liên minh Hợp tác xã Việt Nam) cảnh báo, từ năm 2010, ở Tây Tựu đã có hiện tượng tích lũy dư lượng thuốc BVTV, nếu như không có biện pháp quản lý và giám sát thích hợp thì chỉ khoảng 10 năm nữa, hàm lượng kim loại nặng, thuốc BVTV có trong đất và nước sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn môi trường sinh thái trong toàn khu vực.
Đáng tiếc là, những cánh đồng ngậm toàn thuốc BVTV có thể thấy ở bất cứ địa phương nào trên cả nước. Theo ước tính của Bộ NNPTNT, mỗi năm Việt Nam nhập và sử dụng từ 70.000 – 100.000 tấn thuốc BVTV.
Nghiên cứu của Vibiz (Vietnam Business Monitor) cho thấy, tại “vựa lúa” Đồng bằng sông Cửu Long, theo tính toán sơ bộ, trung bình mỗi năm nông dân trong khu vực sử dụng hàng nghìn tấn thuốc BVTV, số lần phun thuốc khoảng 4 - 5 lần/vụ, tương ứng với lượng bao bì, vỏ thuốc BVTV sử dụng khoảng 4 – 5kg/ha.
Ông Dương Việt Anh- chuyên viên Phòng Thanh tra pháp chế (Cục BVTV, Bộ NNPTNT) cũng nêu một thực tế rất đáng lên án là một bộ phận nông dân cố tình sử dụng thuốc BVTV sai quy định pháp lý và kỹ thuật vì mục đích lợi nhuận của bản thân, xem nhẹ luật pháp và lợi ích cộng đồng.
Mỗi ngày chi 2,15 triệu USD (gần 50 tỷ đồng) nhập khẩu thuốc trừ sâu
Tại một hội nghị về phân bón và thuốc BVTV do Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp tổ chức mới đây, bà Bùi Hải Linh- chuyên gia của Vibiz, cho biết, danh mục thuốc BVTV của Việt Nam hiện có tới 1.173 hoạt chất với hơn 4.000 tên thương phẩm.
Nông dân Tây Tựu phun thuốc cho hoa cúc. Ảnh: Thanh Tùng.
Điều đáng nói là, dù là nước nông nghiệp, lượng thuốc trừ sâu sử dụng nhiều nhưng Việt Nam phải nhập khẩu gần 100% thuốc trừ sâu, 90% chất phụ gia và 50% chế phẩm khác do không đủ năng lực và trình độ để sản xuất. Trong đó, 85-90% nguyên liệu thuốc BVTV được các doanh nghiệp nhập từ Trung Quốc, vốn được coi là “công xưởng” sản xuất thuốc BVTV của thế giới (chiếm đến 40% sản lượng).
Trong nửa đầu năm 2018, Việt Nam chi hơn 460 triệu USD (gần 10.000 tỷ đồng) để nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu thuốc trừ sâu. Mặc dù con số này đã giảm 5% so với cùng kỳ 2017 song vẫn ở mức cao, trong đó hơn 50% giá trị nhập khẩu là từ Trung Quốc. Như vậy mỗi ngày Việt Nam chi 2,15 triệu USD chỉ để nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu. Theo bà Linh, trước sức ép cạnh tranh ngày càng lớn, các nhà sản xuất sẵn sàng nhập nguyên liệu của những nước có giá thành thấp, chất lượng kém và cạnh tranh bằng nhiều chiêu trò.
Trên thị trường nhiều nơi còn có tình trạng “buôn thúng bán mẹt”, những nơi nông dân kém hiểu biết, đại lý càng có cơ hội bán hàng trôi nổi, độc quyền. Tại một số địa phương sản phẩm của các doanh nghiệp uy tín còn lép vế so với các doanh nghiệp kinh doanh nhỏ lẻ. Nhiều doanh nghiệp đưa ra các chương trình khuyến mại nhằm “dụ dỗ” đại lý tăng doanh số bán dẫn tới sự cạnh tranh không lành mạnh”- bà Linh nêu một thực tế. Thị trường thuốc BVTV bát nháo, nông dân là đối tượng đầu tiên phải chịu hậu quả. Chỉ tính riêng năm 2017, lực lượng chức năng thanh, kiểm tra 7.174 cơ sở sản xuất, buôn bán thuốc BVTV, kết quả có tới 934 cơ sở vi phạm.
Để “dẹp loạn” thị trường, bà Linh cho rằng, cần tập trung giải quyết từ khâu đầu vào, hoàn thiện kênh phân phối; cơ quan quản lý phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng; minh bạch hóa các thông tin về tính độc hại của thuốc BVTV đối với sức khỏe con người và môi trường.
Ông Việt Anh cho biết thêm, thời gian qua, ngành chức năng đã loại bỏ ra khỏi danh mục các loại thuốc có độc tính cao, tồn dư trên nông sản gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, môi trường sinh thái. Nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuốc BVTV hóa học cũng bắt đầu chuyển hướng phát triển sản phẩm sinh học đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
Ông Trần Xuân Định - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt: Khi sử dụng phân bón không đúng cách sẽ gây gia tăng sâu bệnh và như vậy, nông dân lại phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV). Vì vậy, bà con cần sử dụng phân bón, thuốc BVTV đúng cách, hiệu quả. Do đó, cần tăng cường hướng dẫn, tập huấn cho họ để họ sản xuất hợp lý, nâng cao được hiệu suất sử dụng và an toàn. Cần tăng cường công tác quản lý, gắn với đẩy mạnh tập huấn, tuyên truyền, hướng dẫn nông dân sản xuất theo hướng an toàn, truy xuất được nguồn gốc. Ông Nguyễn Xuân Hồng – Nguyên Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật: TS.Nguyễn Trí Ngọc - Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Tổng hội NNPTNT Việt Nam: Vẫn còn rau 2 luống, lợn 2 chuồng Hiện nay, do việc lạm dụng thuốc BVTV đã đến mức báo động khiến tồn dư thuốc BVTV trong nông sản, trong môi trường đất, nước, không khí rất lớn. Vì vậy, việc tồn dư thuốc BVTV ngay trong cơ thể con người là không thể tránh khỏi. Đình Thắng (ghi) |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn