Báo điện tử Dân Việt đăng tải tiếp về các dấu ấn chỉ đạo, điều hành của Bộ NNPTNT trong năm 2019.
3. Công tác mở cửa thị trường, xúc tiến thương mại nông lâm thủy sản được chú trọng, kịp thời giải quyết các vướng mắc để thúc đẩy xuất khẩu sang các thị trường truyền thống và mở rộng thêm đối với các thị trường có tiềm năng. Thặng dư thương mại nông lâm thủy sản tăng cao
Năm 2019, mặc dù khó khăn về thị trường, các mặt hàng nông sản giảm giá từ 10 - 15%, nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản (NLTS) ước đạt 41,3 tỷ USD, tăng khoảng 3,5% so với với năm 2018, riêng lĩnh vực lâm nghiệp đạt trên 11 tỷ USD, tăng gần 20%.
Năm 2019, Việt Nam đã khai mở được nhiều thị trường xuất khẩu nông sản mới (trong ảnh: Các lãnh đạo Việt Nam dự lễ công bố xuất khẩu lô sữa tươi sạch mang thương hiệu TH true Milk đầu tiên sang thị trường Trung Quốc ngày 22/10/2019). Ảnh: Trần Quang.
Thặng dư thương mại toàn ngành ước đạt mức kỷ lục so với năm 2018. Tiếp tục duy trì 10 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD; trong đó có 5 mặt hàng trên 3 tỷ USD (gỗ và sản phẩm gỗ; tôm; rau quả; cà phê; hạt điều).
Bộ NNPTNT đã chỉ đạo các đơn vị tích cực đàm phán để có thêm các loại quả tươi có giá trị cao xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Úc, Nhật Bản, Trung Quốc...; đồng thời, thúc đẩy xuất khẩu thịt gà chế biến đi Nhật Bản; xuất khẩu lợn sữa vào Malaysia, Hồng Kông; xuất khẩu mật ong đi EU, Hoa Kỳ.
Lô sữa đầu tiên được xuất vào Trung Quốc trong tháng 10/2019, hoàn thành đàm phán với cơ quan có thẩm quyền của Hồng Kông (Trung Quốc) để xuất khẩu thịt lợn mảnh đông lạnh, thịt gà chế biến và tổ yến sang Hồng Kông.
Đối với lĩnh vực thủy sản, Mỹ đã công nhận tương đương đối với mặt hàng các da trơn Việt Nam, giảm thuế nhập khẩu cá tra, tôm từ nước ta vào Mỹ hầu hết ở mức 0%;
Trung Quốc đã chấp thuận nhập khẩu chính ngạch 48 loài thủy sản sống và 128 loại sản phẩm thủy sản sơ chế, chế biến từ Việt Nam.
Đối với lĩnh vực lâm nghiệp, việc phê chuẩn và triển khai thực hiện Hiệp định VPA/FLEGT và tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTAs) đã mang lại nhiều cơ hội cho ngành chế biến, xuất khẩu gỗ và lâm sản.
Theo oogn Hà Công Tuấn- Thứ trưởng Thường trực Bộ NNPTNT: "Xác định ứng dụng công nghệ cao vào chuỗi từ sản xuất, chế biến, tiêu thụ là giải pháp căn cơ để phát triển nhanh nền nông nghiệp; giảm thiểu rủi ro của biến đổi khí hậu, dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ NNPTNT ứng dụng nhiều giải pháp ứng dụng công nghệ cao đẩy mạnh công tác dự báo thị trường, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản; Trung tâm tin học, hàng tháng đều có tập hợp đánh giá về thị trường".
4. Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp khuyến khích, thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, tạo ba trục sản phẩm chất lượng, an toàn thực phẩm
Thực hiện đồng bộ các giải pháp theo ba trục sản phẩm: Nhóm sản phẩm chủ lực cấp quốc gia; Nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh; Nhóm sản phẩm địa phương (OCOP), tạo ra các sản phẩm nông nghiệp chất lượng, an toàn thực phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Nhiều sản phẩm chủ lực cấp quốc gia, cấp tỉnh có hàm lượng KHCN cao được áp dụng từ khâu sản xuất giống, nuôi trồng, chế biến như tôm, cá tra, sản phẩm gỗ…; rất nhiều vùng nuôi trồng, nhiều nhà máy chế biến sản phẩm công nghệ cao đã đi vào hoạt động và đang phát huy hiệu quả; ở nhóm sản phẩm OCOP kết hợp truyền thống với ứng dụng khoa học công nghệ đa dạng, phong phú, chất lượng, mẫu mã bao bì đẹp, truy xuất được nguồn gốc.
Ở cấp quốc gia, đến nay đã có 03 khu NNƯDCNC được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập (Hậu Giang, Phú Yên và Bạc Liêu); 08 Khu đang trong quá trình hoàn thiện đề án. Cấp địa phương, có 09 vùng NNUDCNC nuôi trồng thủy sản, trồng hoa, lúa, chuối được địa phương công nhận; 124 khu sản xuất NNƯDCNC do doanh nghiệp đầu tư được UBND cấp tỉnh thành lập; và 45 Doanh nghiệp nông nghiệp được công nhận là doanh nghiệp NNUDCNC.
Theo Khương Vũ/danviet.vn
http://danviet.vn/nha-nong/nhung-dau-an-chi-dao-dieu-hanh-noi-bat-cua-bo-nnptnt-nam-2019-2-1042442.html
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn