Tại các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên, sâu đục thân 2 chấm, bệnh khô vằn, rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh lem lép thối hạt... phát sinh gây hại nhẹ.
1. Trên lúa
a) Các tỉnh phía Bắc
- Thực hiện vệ sinh đồng ruộng; tổ chức chỉ đạo và thực hiện đồng loạt ra quân diệt chuột trước và đầu vụ SX.
- Ốc bươu vàng tiếp tục gây hại trên mạ, lúa HT giai đoạn bén rễ hồi xanh, đẻ nhánh tại khu vực gần ao hồ, đầm. Mức độ hại nhẹ đến trung bình, hại nặng tại những chân ruộng chưa được phòng trừ trước và sau gieo cấy.
- Chuột tiếp tục phát sinh gây hại tăng trên mạ, lúa mới gieo cấy vùng gần gò bãi, mương máng, khu vục gần làng. Hại nặng tại những địa phương nhiễm chuột nặng trong vụ ĐX, vùng có mật độ chuột cao chưa được phòng trừ.
- Ngoài ra, theo dõi và phòng chống sâu keo, châu chấu, sâu đục thân trên mạ, lúa mới xuống giống. Theo dõi sâu cuốn lá nhỏ tại các tỉnh Bắc Trung bộ.
b) Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên
- Sâu đục thân 2 chấm, bệnh khô vằn, rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh lem lép thối hạt... phát sinh gây hại nhẹ trên lúa XH, HT sớm đứng cái -đòng trỗ.
- Bọ trĩ, sâu keo... phát sinh hại chủ yếu lúa HT giai đoạn mạ - đẻ nhánh.
- Chuột: Hại cục bộ lúa HT tập trung vùng ven làng, đồi gò.
c) Các tỉnh phía Nam
- Rầy nâu phổ biến rầy giai đoạn trưởng thành, xuất hiện ở mức độ nhẹ đến trung bình trên lúa đẻ nhánh - đòng trỗ, một số diện tích có thể nhiễm nặng nếu phòng trừ không tốt có khả năng xảy ra cháy rầy cục bộ.
- Hiện tại áp lực của bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trong khu vực vẫn còn do vậy đối với các địa phương có xuống giống lúa TĐ cần quan tâm chặt chẽ diễn biến của rầy nâu di trú và diễn biến của thời tiết để xuống giống hạn chế thấp nhất rầy nâu truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá cho lúa.
- Lúa HT 2015 tập trung ở giai đoạn đẻ nhánh đòng trỗ, bên cạnh thời tiết mưa nắng xen kẽ là điều kiện thuận lợi cho đạo ôn tiếp tục phát sinh phát triển.
Trong những ngày tới bệnh đạo ôn có thể gia tăng diện tích và tỷ lệ nhiễm trên trà lúa giai đoạn đẻ nhánh đến trỗ. Nên phun thuốc đặc trị trừ bệnh đạo ôn lá khi bệnh chớm xuất hiện trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - làm đòng. Phun ngừa đạo ôn cổ bông trước và ngay sau khi lúa trỗ đều
- Ngoài ra, cũng cần lưu ý ốc bươu vàng, sâu cuốn lá nhỏ ở giai đoạn mạ - đẻ nhánh, nhện gié, chuột giai đoạn lúa trỗ - chín.
2. Trên cây trồng khác
- Cây sắn: Rệp sáp bột hồng tiếp tục gây hại.
- Cây hồ tiêu: Tuyến trùng rễ, bệnh chết nhanh, chết chậm tiếp tục hại.
- Cây thanh long: Bệnh đốm nâu gây hại có xu hướng giảm diện tích nhiễm.
- Cây nhãn: Bệnh chổi rồng tiếp tục gây hại ở các tỉnh ĐBSCL.
CỤC BVTV
KHUYẾN CÁO
Trên lúa:
Quan sát đồng thường xuyên khi mật độ cao có thể phun Applaud 10WP (1,5 - 2 kg/ha) hoặc rải Wellof 3GR (12 kg/ha). Ốc bươu vàng rải Honeycin 6GR.
Đối với sâu cuốn lá nhỏ có thể phun thuốc trừ sâu sinh học Mimic 20SC. Liều phun 75 ml thuốc Mimic 20SC trên 1.000 m2. Có thể phối hợp với Altach 5EC để tăng khả năng diệt sâu nhanh hơn, hoặc phun riêng Wellof 330EC.
Bệnh đạo ôn (lá, thân, cổ bông) phun Beam 75WP khi bệnh chớm xuất hiện, trước trổ 3 - 5 ngày và sau trổ đều. Bệnh lem lép hạt phun Aviso 350SC trước trổ 3 - 5 ngày và sau khi trổ đều. Bệnh bạc lá phun ngừa Bonny 4SL trước trổ 3 - 5 ngày và trổ đều.
Trên cây trồng khác:
- Cây chè: Bọ cánh tơ phun Takare 2EC, Nouvo 3,6EC. Nhện đỏ phun Takare 2EC. Rầy xanh phun Applaud 10WP.
- Cây tiêu: Bệnh chết nhanh phun Manozeb 80WP, Bony 4SL. Rệp sáp rễ rải Wellof 3GR (20 - 25 gr/gốc).
- Cây thanh long: Đốm nâu (đốm trắng hay tắc kè) phun bộ ba đốm nâu của Cty CP Nông dược HAI.
- Cây nhãn, vải: Nhện lông nhung phun Takare 2EC.
- Cây ngô (bắp): Xử lý hạt giống và phun trên cây con bằng phân bón lá Foliar Blend để tăng cường khả năng sinh trưởng, phát triển của cây.
H.A.I
Theo: nongnghiep.vn